Ads 468x60px

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chủ nghĩa hoàn hảo

"Không ai là hoàn hảo cả, đó là lý do vì sao bút chì có tẩy "

Tại sao phải là người theo "chủ nghĩa hoàn hảo" ?

Người theo "chủ nghĩa hoàn hảo" = người đặt ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng cao đến mức có thể người ấy không thể đạt được chúng.

Tôi muốn nó phải thật hoàn hảo

“Tôi muốn đó phải là việc hoàn hảo nhất mà tôi từng làm được …”

Câu nói này có quen thuộc với bạn không?

Hầu hết chúng ta đều nhắm đến sự hoàn hảo trong cuộc sống của mình. Đó là một thái độ tích cực, nhưng vấn đề là chúng ta dành quá nhiều thời gian để cố gắng trở thành người hoàn hảo nên không còn thời gian cho những việc còn lại.

Cầu toàn và nỗ lực hết mình là hai việc khác xa nhau. Việc nỗ lực hết mình trong công việc là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng nếu lúc nào cũng cố gắng cầu toàn thì rất có thể chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn đấy. Mục tiêu hoàn thiện xuất xắc công việc hay “cố gắng hết mình” là một mục tiêu hợp lý bởi đó là điều chúng ta có thể đạt được. Nhưng hoàn hảo là điều rất khó.

Bạn có biết vì sao người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường có xu hướng chần chừ không? Bởi họ tự đặt cho mình một áp lực vô cùng nặng nề.

Cái suy nghĩ phải thường xuyên thực hiện một công việc nào đó đã khiến những người theo chủ nghĩa hoàn hảo lo lắng bởi họ có nhiều kỳ vọng rất lớn lao. Họ lo lắng về khối lượng công việc cần thực hiện cũng như kết quả của nó. Họ không chắc mình có thể hoàn thành công việc đó một cách hoàn hảo hay không? Thậm chí, có khi họ lo lắng đến mức không muốn bắt đầu hay hoàn tất công việc đó nữa.

Vậy người theo chủ nghĩa hoàn hảo đã tự ngăn mình thực hiện bước đầu tiên.

Bạn cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị?

Đã bao giờ bạn dành ra một thời gian dài để chuẩn bị cho một việc gì đó chưa?

Có nhiều lúc ta cần dừng việc chuẩn bị lại để bắt tay vào thực hiện công việc của mình. Nếu không ta sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được nó cả! 

Đôi khi chúng ta đã dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đến mức không thể bắt tay vào thực hiện dự định của mình.

Tự làm khó mình

Một vấn đề khác của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo là đôi lúc (thực ra là mọi lúc), họ làm cho công việc trở nên khó khăn hơn. Đối với họ, việc đơn giản như hoàn thành một bài tập trên lớp cũng lớn lao như việc dời một ngọn núi vậy. Kỳ vọng quá cao và thời gian chuNn bị quá dài đã làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn so với bản chất của nó.

Chính sách 4P để vượt qua được chủ nghĩa hoàn hảo

Sau đây là 4 bước để giải quyết vấn đề của chủ nghĩa hoàn hảo

B1 : Chú ý (Pay attention) đến vấn đề của chủ nghĩa hoàn hảo

Cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả nếu chúng ta không chịu nhìn nhận thực tế của bản thân mình. Hãy chấp nhận rằng chúng ta đang có vấn đề với chủ nghĩa hoàn hảo. một khi chấp nhận điều đó, chúng ta sẽ có ý thức tránh xa cái bẫy của nó.

B2 : Hãy viết ra giấy (Put down) những ưu điểm, khuyết điểm của việc cố gắng trở thành người hoàn hảo

Từ những phân tích của mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng hoàn hảo là điều rất khó hoặc không thể đạt được. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những việc tưởng như nằm ngoài khả năng của mình. Điều ta cần làm là phải ý thức được giới hạn của những điểm mạnh và hoàn cảnh hiện thời của mình. Hãy lấy việc cố gắng hết mình làm động lực chủ yếu. Vậy nên hãy luôn cố gắng hết mình và chờ đợi kết quả từ điều đó.

B3 : Cho phép (Permit) bản thân mắc sai lầm

Một trong những tiêu cực của chủ nghĩa hoàn hảo là chúng ta không cho phép mình mắc sai lầm. Nhưng hãy nghĩ xem, ngay cả những người vĩ đại nhất còn mắc sai lầm cơ mà. Tôi chắc rằng những nhà khoa học vĩ đại như Albert Einstein và Isaac Newton đều đã từng mắc sai lầm. Vậy nên chẳng có vấn đề gì nếu mắc sai lầm cả. một khi cho phép bản thân mắc sai lầm, ta sẽ không quá lo lắng về việc cố gắng trở nên hoàn hảo nữa. Khi ấy, ta có thể giải quyết được vấn đề của sự chần chừ.

B4 : Tự vỗ ngực (Pat) khen ngợi mình vì những thành quả, dù là nhỏ nhất, mà mình đạt được

Ngày hôm nay, bạn đã đạt được những thành quả nào (kể cả lớn hoặc nhỏ) chưa? Nếu có, hãy tự khen ngợi mình “Làm tốt lắm!” đi nào. Bằng cách nhìn nhận những thành tích đạt được mỗi ngày, ta đã truyền động lực cho bản thân. Điều này giúp ta nhận ra rằng không nhất thiết phải hoàn hảo thì mới gặt hái được thành công. Vậy là đến đây, bạn đã nắm được cách thức vượt qua các vấn đề do chủ nghĩa hoàn hảo tạo ra. Nếu bạn làm được điều này, nghĩa là bạn đã loại bỏ được sự chần chừ của mình. Hãy thử áp dụng nó và đừng quá khắt khe với bản thân khi cố gắng trở thành người hoàn hảo. Bạn chỉ cần phải cố gắng hết mình là đủ.


Tóm lại : chủ nghĩa hoàn hảo có thể biến chúng ta thành người hay chần chừ. Vậy nên, hãy thực tế được quá trình thực hiện và hoàn tất công việc của bạn được thuận tiện hơn.

( Source : Teo Aik Cher - Why Procrastinate - Tại sao lại chần chừ )


0 nhận xét:

Đăng nhận xét