Lời nói đầu
Các bài văn và các tác phẩm bàn về nghệ thuật xử thế có thể thấy rất nhiều trong sử sách, hết sức phong phú đa dạng, nên chúng tôi thấy không cần thiết phải phức tạp hoá vấn đề, song có một chuyện vẫn thúc đẩy chúng tôi, khiến chúng tôi đành phải viết cuốn sách này.
Nơi đầu sông là nơi sóng to gió lớn. Trong thế gian này, chẳng có con đường nào là dễ đi cả. Trên thế giới này, có người nhờ miệng lưỡi mà kiếm được miếng ăn, song cũng có người vì miệng lưỡi mà chịu thiệt thòi.
Tìm hiểu kĩ nguyên nhân của điều đó mới thấy đúng như một câu tục ngữ đã nói là: “Kẻ không biết ăn nói thì nói vội nói vàng. Kẻ có tài ăn nói thì nghĩ kỹ rồi mới nói.”
Chỉ một chữ ”nghĩ “ thôi đã biểu đạt một cách sâu sắc sự liên hệ vô cùng khắng khít giữa lời nói và trí tuệ. “Nghệ Thuật nói chuyện “ chính là muốn thông qua kinh nghiệm thực tiễn các bậc kì tài hùng biện sắc sảo, thao thao bất tuyệt để phân tích kĩ lưỡng trí tuệ và kĩ xảo vận dụng ngôn ngữ sắc bén của họ, từ đó cung cấp cho bạn đọc một số cách kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và ngôn ngữ.
Cuốn “Nghệ Thuật nói chuyện“ không phải là những thuyết giáo lí luận sâu xa khó hiểu, mà nó chú trọng đến việc thông qua những ví dụ thực tiễn sinh động, dễ hiểu điển hình để thể hiện điều quan trọng của ngôn ngữ trí tuệ. Tính trí tuệ, sự thú vị, tính thực tiễn chính là những đặc điểm mà cuốn “Nghệ Thuật nói chuyện“ cố gắng thể hiện, song liệu có thể thực sự đạt được điều đó hay không còn chờ vào sự đánh giá của độc giả. Ở đây chúng tôi cũng không dám nói nhiều hơn nữa.
Sự ra đời của cuốn “ Nghệ Thuật nói chuyện“ được hoàn thành trên cơ sở rất nhiều thành quả nghiên cứu trong và ngoài nước mà chúng tôi đã tham khảo.
Cuối cùng, tự đáy lòng mình, xin kính chúc các vị độc giả khi đọc cuốn “Nghệ Thuật nói chuyện“ trở thành những bậc nhân sĩ thành công có tài ăn nói phun châu nhả ngọc, biết tận dụng nghệ thuật ăn nói đến mức nhuần nhuyễn và đầy thuyết phục.
Ngày 6 tháng 6 năm 1999.
Các Tác Giả
Dịch giả: Trần Thắng Minh
Nguyên tác văn bản tiếng Trung Hoa
Xử Thế Trí Tuệ Toàn Thư
Phần I
Chương 1 - Đi Đường Vòng Bất Ngờ Mở Lối Đi Riêng
Chương 2 - Khéo Đặt Câu Hỏi Đưa Vào Tròng
Chương 3 - Khéo Ví Von Nói Lí Lẽ
Chương 4 - Hãy Lùi Để Tiến
Chương 5 - Vận Dụng Con Số Để Nói Lý Lẽ
Chương 6 - Khéo Dùng Con Số Để Hùng Biện
Chương 7 - Sự Uyên Bác Của Việc Xoa Trước Đánh Sau
Phần II
Chương 1 - Ứng Đối Nhanh Trí - Chuyển Đề Tài Câu Chuyện.
Chương 2 - Gió Chiều Nào Che Chiều Đấy.
Chương 3 - Giữ Thể Diện Bằng Cách Tự Cười Nhạo Mình (Tự Trào)
Chương 4 - Gán Ghép Để Tránh Gặp Chuyện Khó Xử
Chương 5 - Lấy Đạo Của Người Để Trị Lại Người
Chương 6 - Dùng Lời Nói Hoang Đường Tạm Thích ứng
Chương 7 Hiểu Rõ Kỹ Xảo Của Lối Nói Dối
Chương 8 - Đặt Vào Chỗ Chết Mà Vẫn Sống
Chương 9 - Chuyển Phép Phản Chứng Thoát Khỏi Cảnh Khó Xử.
Phần III
Chương 1 - Chiến Thuật Đánh Vào Tâm Lý
Chương 2 - Tấn Công Không Bằng Khéo Khích
Chương 3 - Lời Nói Phải Trúng Vào Điểm Mấu Chốt
Chương 4 - Tìm Sự Tương Đồng Bằng Cách Quan Tâm Đến Những Sở Thích Của Người Khác
Chương 5 - Học Vấn Uyên Thâm Về Định Thế Tâm Lý
Chương 6 - Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực
Chương 7 - Dựa Vào Những Điều Không Có Để Tạo Mâu Thuẫn Giả
Chương 8 - Hình Thức Độc Đáo Tạo Ấn Tượng Sâu
Phần IV
Chương 1 - Sáng Suốt Giữ Mình
Chương 2 - Nịnh
Chương 3 - Không Nên Tùy Tiện Chạm Vẩy Rồng
Chương 4 - Áp Đảo Đối Phương Trước Là Sách Lược Hay
Chương 5 - Điều Tra Dò Hỏi Tâm Tư Người Khác
Chương 6 - Phải Có Ý Đề Phòng Người Khác
Chương 7 - Không Bị Mắc Hoạ Từ Miệng
Phần V
Chương 1 - Sự Kỳ ảo Của Ngôn Ngữ
Chương 2 - Xây Dựng Và Phòng Tránh Những Cái Bẩy Trong Ngôn Ngữ
Chương 3 - Khéo Dùng Nghĩa Khác Nhau Và Cách Ngừng Ngắt Câu
Chương 4 - Phép Loại Suy Đối Ngẫu Thể Hiện Tác Dụng Thần Kỳ
Chương 5 - Câu Chữ Tùy Người Mà Tách Hay Hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét