Ảo giác |
Ngôn ngữ là câu chữ hợp thành các loại tổ hợp khác nhau, có thể dẫn đến những kết quả mà bạn không hề nghĩ tới. Nếu chúng ta có thể vận dụng một cách thuần thục những tổ hợp khác nhau về câu chữ, tuỳ cơ ứng biến, đang ở thế yếu thì không chỉ có thể làm đảo ngược tình huống đối thoại mà còn tạo ra hiệu quả thuyết phục lớn hơn gấp bội.
Nếu như trong cuộc sống đối thoại, bạn muốn điều khiển đối phương thì việc nghiên cứu, luyện tập nghệ thuật kết hợp câu chữ ngôn ngữ càng trở nên quan trọng. Nếu như bạn muốn nâng cao khả năng nói chuyện với người khác thông qua việc học cách kết hợp câu chữ thì ví dụ có thực sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều.
Bạch mã phi mã (ngựa trắng không phải là ngựa)
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, có một vị đại sư nổi tiếng về tài nói chuyện tên gọi là Công Tôn Long. Ông ta đã đưa ra chủ đề ra cho mọi người bàn luận: “Bạch mã phi mã“. Công Tôn Long nói rằng. Ngựa là đặt tên từ hình dáng, màu trắng là đặt tên từ màu sắc. Ngựa trắng có nghĩa là ngựa và màu trắng, ngựa và màu trắng có phải là ngựa không? Vì thế “Bạch mã phi mã“ theo quan điểm của Công Tôn Long, ngựa là tên gọi về hình dáng, trắng chỉ tên gọi về màu sắc, ngựa trắng có nghĩa là hình dáng con ngựa có thêm màu trắng, hình thêm sắc thì làm sao có thể bằng hình? Nói theo cách ngày nay, tức là nói khái niệm về ngựa không bao gồm các thuộc tính của ngựa trắng. (Nói chung là không bao gồm tất cả các thuộc tính cá biệt). Do vậy, ngựa trắng khác với ngựa. Cá biệt không giống với cái chung. Tư tưởng này có phần hợp lý, chúng ta nhận biết sự vật, xử lý vấn đề không thể vì cái chung là do những đặc điểm cá biệt khái quát lại mà thành mà phủ định sự khác biệt giữa cái chung và cái cá biệt.
Vừa phải chú ý đến những tính chất giống nhau của sự vật vừa phải chú ý đến những tính chất đặc thù của chúng. Ngày nay, chúng ta nói phải xuất phát từ nguyên lý chung nhất định, kết hợp với tình hình cụ thể của thực tế. Căn cứ của lý luận, đó chính là tính khác biệt giữa cái cá biệt và cái chung. Công Tôn Long đã phóng đại sự khác biệt giữa cái cá biệt là cái chung dẫn đến một kết luận sai lầm. Nhưng ông đã chỉ ra được sự khác biệt và cái chung. Rõ ràng là có ý nghĩa tích cực đối với sự nhận biết chính xác sự vật.
Tây Thi không đẹp.
Trung Quốc thời cổ có một nhà tư tưởng tên là Trang Tử, ông nói với mọi người rằng không có điểm khác biệt giữa mỹ nhân và cô gái xấu xí. Ông nói rằng: “Mọi vật đều có nguyên do của nó, mọi vật đều có thể tồn tại. Không có cái gì không có nguyên do, không có cái gì không thể tồn tại. Ví như Lệ và Tây Thi và đều là người. Trang Tử đã chứng minh quan điểm cái đẹp và cái xấu không có gì khác biệt như sau: Tây Thi là một mỹ nhân, cá nhìn thấy cũng phải giấu mình dưới nước, cũng như cô Lệ xấu xí, chim nhìn thấy nàng cũng vậy, vậy thì làm sao mà biết được hai người ai đẹp ai xấu?
Chúng ta hãy bỏ qua việc cá và chim. Không thể nhận biết được sự xấu đẹp của con người. Trang Tử ở đây đã dùng những tiêu chuẩn so sánh khác nhau để phủ định tính khách quan của cái đẹp. Sự khác biệt giữa cái xấu và cái đẹp là tương đối. Nhưng khi đối tượng so sánh đã được xác định đối với cùng một tiêu chuẩn thì trong sự khác biệt tương đối giữa cái xấu và cái đẹp hàm chứa cả nội dung tương đối, đặt cô Lệ xấu xí cạnh người đẹp Tây Thi để so sánh thì Tây Thi đương nhiên là người đẹp.
Vạn vật đều có cơ sở tồn tại và tính hợp lý của nó, đây là một điều hoàn toàn đúng, nhưng nếu nói vạn vật đều có ý nghĩa tương đối với nhau không nghi ngờ thì đó là sự nguỵ biện. Ở đây, Trang Tử đã đảo lộn các tiêu chuẩn so sánh không giống nhau của các sự vật làm cho mọi người theo chủ nghĩa tương đối đạt mục đích mà ông muốn chứng minh.
Thượng đế có tồn tại.
Thượng đế có tồn tại, xem ra ngày nay, tất cả mọi người đều không cho rằng điều này có cơ sở khoa học, mà chỉ là một đạo lý giả tưởng. Tuy nhiên, thời trung cổ, Anselon bằng việc chứng minh luận chứng này đã tuyên bố đó là sự thật. Anselon đã nói rằng. “Khi chúng ta suy nghĩ về Thượng đế, chúng ta coi rằng thượng đế là sự tổng hoà của tất cả cái đẹp của con người trước tiên phải tồn tại. Bởi vì những vật không tồn tại thì tất nhiên không thể coi là hoàn mỹ. Do vậy mà chúng ta nhất thiết phải coi sự tồn tại là một trong những sự hoàn mỹ của Thượng đế, vì vậy Thượng đế nhất định có tồn tại”. Tiền đề của luận chứng đó là những vật có trong suy nghĩ đều tồn tại. Tuy nhiên, đây là một tiền đề giả tưởng, lẽ nào chúng ta nghĩ đến một người có ba đầu sáu tay nên quái vật đó sẽ có thật? Ngoài ra kết luận mà cần chứng minh “Thượng đế có tồn tại“ đã bao hàm trong tiền đề rồi.
Thỏi vàng giá một nửa không cần tiền.
Trước kia, có một ông quan huyện đến cửa hàng vàng bạc mua thỏi vàng, chủ cửa hàng cầm ra hai thỏi vàng. Ông quan huyện hỏi: “Giá hai thỏi vàng này bao nhiêu?“
Người chủ cửa hàng trả lời: “Nếu đại nhân muốn mua, tiểu nhân chỉ bán cho ngài giá một nửa thôi.“
Huyện quan không hỏi giá tiền nữa, lấy một thỏi, còn một thỏi trả lại cho người chủ cửa hàng rồi bước ra khỏi cửa hàng. Chủ cửa hàng vội vàng nói: “Xin đại nhân trả tiền ngài đã mua một thỏi vàng.“
Ông quan huyện: “Không phải là ta đã trả cho ngươi rồi.“
Chủ cửa hàng ngạc nhiên nói: “Tiểu nhân đâu có nhận được tiền.“
Ông quan huyện đổi giọng: “Tên hạ dân to gan kia, bản quan mua của hai ngươi hai thỏi vàng, ngươi nói chỉ lấy một nửa giá, ta đã trả lại cho ngươi một thỏi vàng coi như là trừ giá tiền một nửa. Ta mà lừa ngươi ư?“
Nói xong rồi đi thẳng. Xem ra thì cũng có lý. Một nửa giá hai thỏi vàng chẳng phải là một thỏi vàng? Kỳ thực không đúng. Hai khái niệm “thỏi vàng“ và “giá vàng“.
Một thỏi vàng là hai nửa thỏi vàng, chứ không phải là một nửa giá của hai thỏi vàng, ví dụ: giá của hai thỏi vàng là 100 lạng bạc. Mỗi thỏi giá 50 lạng bạc, giá của nửa thỏi giá 25 lạng bạc. Không thể ngang bằng với giá của hai thỏi vàng. Nếu như cho rằng một thỏi vàng giá bằng một nửa hai thỏi vàng thì có khéo cho không.
Điều này rõ ràng là không hợp lý: Vấn đề là ở chỗ nào? Ở chỗ: ông quan huyện đã lấy khái niệm một nửa thỏi vàng để đổi lấy một nửa giá của một thỏi vàng. Theo logic của vị quan này, một nửa giá của hai thỏi vàng chẳng phải là bằng một thỏi vàng? Do hai khái niệm chỉ gồm những từ “thỏi vàng“ và “một nửa“ lại lẫn lộn thêm với khái niệm giá một nửa và giá toàn bộ. Do vậy, nếu không suy nghĩ kỹ thì tuy biết rõ ông huyện quan này không đúng nhưng ngay lúc đó lại không nói lại được ông ta nói sai ở chỗ nào.
Chu Nguyên Chương gây khó dễ với tiến sỹ.
Triều Minh có một tiến sỹ tên là Giải Tấn rất giỏi nịnh, được Chu Nguyên Chương xem trọng, dần thăng chức.
Một hôm, Chu Nguyên Chương đột nhiên hỏi ông ta rằng: “Ngài có biết đêm hôm qua có chuyện gì vui?”
Ông tiến sỹ nghĩ tới việc thái tử vừa được sinh ra nên ngâm câu thơ rằng: “Quân vương đêm qua sinh rồng vàng.“ ông ta muốn ví thái tử với rồng vàng.
Hoàng đế nghe xong rất vui, đâu ngờ Chu Nguyên Chương lại nói rằng: “Người sinh ra là bé gái.“
Sự thay đổi này làm cho Giải Tấn hơi sững người. Nhưng ông ta lập tức đọc một câu thơ thứ hai: “Biến thành mỹ nhân xuống cửu trùng.“
Chu Nguyên Chương lại nói tiếp một câu: “Đáng tiếc là sau khi sinh ra thì chết yểu.“
Giải Tấn nghe xong lại ngâm tiếp một câu thơ thứ ba: “Đoán rằng nhân gian ở chẳng đặng.“ Có nghĩa là nàng ta đã về trời rồi.
Nhưng Chu Nguyên Chương lại nói : “Nhưng đã quẳng nàng vào trong lòng biển.“
Câu này khiến cho Giải Tấn lúng túng, vừa nói nàng đã bay lên trời rồi làm sao mà xuống biển được? Nhưng ông ta trầm tĩnh đọc tiếp: “Quay mình nhảy xuống thuỷ tinh cung.“
Chu Nguyên Chương vừa làm khó cho Giải Tấn nhưng Giải Tấn trong khi nguy cấp, ông ta đã rất thông minh biến nguy thành yên, tự bào chữa, giúp mình tránh khỏi tình cảnh khó xử. Thật là nếu không có sự tu luyện ngôn ngữ xuất sắc như vậy thì không thể có được sự cao siêu như thế.
Hoàng Mi Tăng ra câu đố khó cho Thanh Bào Khách.
Trong “Thiên long bát bộ“, khi Hoàng Mi Tăng đánh cờ với Thanh Bào Khách. hai người đều muốn đánh trước, sau đó Hoàng Mi Tăng muốn Thanh Bào Khách đoán câu đố, nếu như đoán đúng thì sẽ cho Thanh Bào Khách đi trước, nếu không đoán được thì ngược lại. Hoàng Mi Tăng đố Thanh Bào Khách: “Ông thử đoán xem, lão tăng hơn 70 tuổi, ngón chân của hai bàn chân là số lẻ hay số chẵn?“
Thanh Bào Khách trả lời: “Là số chẵn.“
Hoàng Mi Tăng nói: “Ông đoán sai rồi, là số lẻ.“
Thanh Bào Khách nói: “Bỏ giầy ra sẽ rõ.“
Sau khi Hoàng Mi Tăng cởi giầy ra, quả nhiên ông cũng như người thường có mười ngón chân, nhưng Hoàng Mi Tăng nhấc thỏi thép ở bàn chân trái ra rồi Hoàng Mi Tăng cười đáp: “Năm nay lão tăng 19 tuổi đến khi 70 tuổi, ngón chân của ta là số lẻ.“
Mỗi người đều có mười ngón chân, điều này ai cũng biết, nhưng ông ta ngược lại hỏi Thanh Bào Khách rằng khi ông hơn 70 tuổi, ngón chân của ông ta là số chẵn hay lẻ. Đây chính là ông đã cố tình dựng chuyện huyễn hoặc.
Đối phương sợ ông ta cố ý huyễn hoặc nên đoán là số lẽ vậy là ông ta đoán sai. Bởi vì ông ta vốn cũng có mười ngón chân như mọi người. Nếu như Thanh Bào Khách đoán là số chẵn thì cũng sẽ bị sai bởi vì một ngón chân của Hoàng Tăng có thể tháo ra. Ở đây, Hoàng Mi Tăng đã đưa ra một vấn đề, đó là khi ông hơn 70 tuổi thì vận mệnh của ngón chân ông sẽ ra sao. Như vậy trước khi ông ta 70, số ngón chân của ông ta chẵn hay lẻ đối với người đoán chẳng hề quan trọng, nhưng không ai có thể đoán được ngón chân ông ta đến 70 tuổi sẽ như thế nào.
Buộc phải làm chưởng môn.
Tô Tinh Hà biết rằng sư phụ trước khi lâm chung đã truyền hết võ công cho Hư Trúc, vì vậy muốn Hư Trúc làm chưởng môn của phái Tiêu Dao, nhưng Hư Trúc lại chẳng hề muốn đảm nhiệm chức vụ này, Tô Tinh Hà bèn dùng cách tự sát để ép Hư Trúc. Hư Trúc thấy vậy rất lo, vội vàng ngăn cản, Tô Tinh Hà nói. “Anh muốn tôi chết, tôi sẽ chết. Anh muốn tôi sống, tôi sẽ sống. Đây là lệnh của người đứng đầu trong thiên hạ. Nhưng anh chẳng phải là chưởng môn, vậy sao có thể bắt tôi chết hay sống?“
Hư Trúc chịu thua, đành nói: “Như vậy, những lời tôi vừa nói là sai, tôi huỷ bỏ là được.”
Tô Tinh Hà nói: “Anh bỏ lệnh không cho phép tôi tự vẫn, tức là cho phép tôi tự vẫn. Vậy là tôi phải chết thôi. “
Hư Trúc không muốn làm chưởng môn thì Tô Tinh Hà sẽ chết, Hư Trúc chẳng đành lòng thấy anh ta chết, nhưng nếu không có quyền của chưởng môn thì không thể ra lệnh cho anh ta sống hay chết. Vì thế, Hư Trúc không muốn anh ta chết thì phải làm chưởng môn. Anh không muốn làm nên huỷ bỏ lời của mình. Anh vừa nói là “không cho phép Tô Tinh Hà tự vẫn. “ Bây giờ huỷ bỏ nó, tức là hai lần phủ định. Câu “Anh huỷ bỏ lệnh không cho phép tôi chết“ lại có ý nghĩa: Tôi không cho phép anh không tự vẫn. Hư Trúc đã muốn Tô Tinh Hà chết thì Tô Tinh Hà sẽ nghe theo, như vậy anh sẽ là chưởng môn. Bởi vì chưởng môn mới có quyền ra lệnh sống hay chết.
Việc của thái tử cũng như việc của quả nhân
Theo ghi chép, vào thời Chiến Quốc, Sở Bình vương đã từng tuyển chọn giai nhân Mạnh Doanh về làm vợ thái tử Kiến, nhưng sau đó lại nuốt lời, lấy Mạnh Doanh làm thiếp của mình, điều thái tử Kiến ra khỏi kinh thành và để Phấn Dương đi bảo vệ thái tử, lúc sắp lên đường, ông ta đã nói nước đôi với Phấn Dương rằng: “Việc của thái tử cũng như việc của quả nhân!“. Sau đó một mực đòi Phấn Dương giết chết thái tử với tội mưu phản. Phấn Dương rất thông cảm với thái tử nên đã mật cáo với thái tử và yêu cầu anh ta chạy chốn. Sau khi thái tử chạy chốn, Phấn Dương đã tự hỏi mình để đến gặp Bình Vương, tấu viết: “Thái tử đã chạy trốn rồi ! Thần đến để xin chịu tội.“ Bình Vương nghe xong nổi giận đùng đùng: “Chuyện này vừa ra khỏi miệng ta là đến tai ngươi, ai nói cho thái tử Kiến biết?“ Phấn Dương không né tránh mà tấu rằng: “Thần nói cho thái tử biết“.
Chỉ một câu nói thôi nhưng đã làm cho Bình Vương tức đến nỗi nổi giận lôi đình, chỉ hận một nỗi là không lập tức vung dao giết chết Phấn Dương được. Ông ta nói rằng: “Ngươi đã tự động thả thái tử thì chẳng khác nào con thỏ trong miệng hổ, tuyệt đối không có hy vọng được sống sót“ Nhưng Phấn Dương rút cục vẫn là một người tài năng vượt bậc, mưu trí dũng cảm và giỏi ăn nói, nào chịu thua được? Thế là ông ta liền biện bạch rằng: “Khi thần đi Thành Văn, đại vương có nói rằng việc của thái tử cũng như việc của quả nhân, nên thần đã tuân theo mệnh lệnh lúc ban đầu, cứu thái tử cũng như cứu đại vương, thần chẳng có tội gì phải sợ cả. Nếu đại vương trách thần không tuân theo lệnh về sau, bắt tội thần và giết thần, thần vì cứu thái tử mà bị giết thì chết cũng vinh quang. Cái chết vinh quang thì làm gì phải sợ. Huống hồ thái tử không hề làm phản, thần không giết oan người vô tội, dù thần có bị định tội và bị giết thì chết cũng không hối hận, việc gì phải sợ Thái tử vì vô tội mà trốn thoát được đó là tâm nguyện của thần, thần chết cũng cam lòng, việc gì phải sợ?“
Cuối cùng đã làm cho Bình Vương cảm động tha mà không giết, lại còn phong làm tư mã Thành Văn nữa.
Phân tích việc tự biện bạch lỗi lầm của Phấn Dương thì thấy rằng ông ta chỉ dựa vào câu nói “Không sợ tội sao?“ của Bình Vương để tung ra phản đòn, nói ra bốn từ “việc gì phải sợ” nhằm gợi được lòng trắc ẩn của Bình Vương để ông ta nhận thức được sự bỉ ổi của hành vi cầm thú của mình, cuối cùng buộc phải thả Phấn Dương. Bốn từ “việc gì phải sợ” của Phấn Dương thứ nhất là bịt được miệng của Bình Vương -Ngài yêu cầu tôi “Việc của thái tử cũng như việc của quả nhân“, nay tôi cứu thái tử cũng như là cứu ngài, tôi vô tội vậy việc gì phải sợ? - Thứ hai là nói về việc chết vì thái tử, sự vinh quang của cái chết. Đã là vinh quang thì chẳng có gì đáng sợ cả. Thứ ba là Phấn Dương căn cứ vào việc thái tử chưa từng mưu phản để xoá bỏ cái án oan này đối với một người vô tội như thái tử thì Phấn Dương không những không có tội mà còn có công. Đương nhiên là cũng chẳng có gì phải sợ. Điều này buộc người đương sự phải suy nghĩ về lỗi lầm giết oan người vô tội của mình. Tiếp đó, Phấn Dương thà lấy cái chết của mình để đổi lấy cuộc sống cho thái tử, thể hiện lòng trung thành tuyệt đối và càng làm cho người khác cảm động. Bốn từ “việc gì phải sợ” thì dù cho là người có tấm lòng sắt đá cũng phải mủi lòng, làm sao không khiến cho Bình Vương phải tự kiểm điểm kỹ cho được?
Phấn Dương quả là biết tác động vào tình cảm, thông hiểu lý lẽ, đã làm rung động lòng trắc ẩn của Bình Vương, khiến ông ta lấy lại được lương tri, từ trong sự hối hận nhận thức được “lòng trung thành, thẳng thắn đáng khen ngợi” của Phấn Dương, không những không thể giết mà còn khôi phục nguyên chức.
Cách chiết khấu của người Mĩ
Chỉ chiết khấu không thì chưa đủ, thêm một chút yêu cầu cổ quái không những không phải chiết khấu quá nhiều mà còn có thể lấy lòng được các thượng đế nữa.
Xin hãy xem người Mĩ làm như thế nào:
Có một ông đến phòng bán vé của công ty hàng không miền Tây và nói với cô bán vé rằng: “Cho tôi mua hai vé đi Jiujinshan“.
“Ngài có phải là người da đỏ của Mĩ không?“
“Không phải. Cô hỏi chuyện đó để làm gì?“
“Thật đáng tiếc, thưa ngài, nếu ngài là người da đỏ, bay vào lúc 4 giờ sáng và lại quay về vào sáng ngày hôm sau thì chúng tôi có thể giảm giá cho ngài 30%, nhưng bây giờ chỉ còn lại 8%.“
“Ôi, Chúa ơi, xin hỏi các chị còn những điều kiện ưu đãi gì nữa không?“
“Ồ, nếu ngài đã kết hôn được hơn 50 năm mà vẫn chưa li hôn, hơn nữa lại còn đi tham dự kỉ niệm ngày cưới, thì chúng tôi sẽ giảm giá cho ngài 20%.“
“Điều này chẳng phù hợp với tôi, có còn nữa không?“
“Ồ thế vợ của ngài vẫn chưa đến 60 tuổi chứ? Nếu vẫn chưa đến 60 tuổi, hơn nữa lại không vội để đi du lịch vào cuối tuần thì có thể được hưởng giá ưu đãi 2%.“
“Nhưng cuối tuần chúng tôi mới rỗi.“
“Ồ ngài đừng nản lòng, xin hỏi ngài và vợ ngài có ai đã từng là sinh viên chưa? Nếu trong hai người có người đã từng học đại học, hơn nữa lại đi máy bay vào ngày thứ sáu thì chúng tôi có thể giảm giá 45% cho ngài.“
“Trời ơi! Rẻ được gần một nửa. Nhưng đáng tiếc là hai năm trước tôi đã học xong đại học rồi. Thế này đi! Cô đừng ưu đãi cho tôi nữa, cám ơn cô đã giới thiệu.“
Bạn xem, biết bao nhiêu là điều kiện ưu đãi với những màu sắc hài hước như vậy, người khách này tuy cuối cùng không được hưởng ưu đãi là bao nhưng cũng vui vẻ mua vé máy bay.
Nhà triết học và kẻ tầm thường
Sông núi nhờ có sự độc đáo mà thu hút được con người; các nhà khoa học nhờ có những ý tưởng lì lạ nên mới có thể nhóm nên những ánh lửa trí tuệ, ngạn ngữ có những câu nói đặc biệt mới có thể thâm nhập được vào tâm hồn con người. Trong cuộc sống thường nhật và trong các quan hệ xã hội, nếu đối đáp khéo léo, có thể gợi mở cho người ta suy nghĩ hoá giải sự khó xử, biến chủ động thành bị động, hơn nữa còn giàu ý vị và tạo hiệu quả sâu xa.
Có người hỏi nhà triết học Aristotles rằng: “Ngài có gì khác so với người tầm thường?“ Ông ta trả lời rằng: “Họ sống là để ăn cơm, còn tôi ăn cơm là để sống.“ Câu trả lời của nhà triết học chỉ thay đổi vị trí trật tự của các từ, nhưng đã vẽ ra hình tượng một cuộc sống tầm thường của những người “ăn no cứng bụng, chẳng hề lo nghĩ, đi đứng như loài chó lợn“, vừa thể hiện được tất cả những vĩ nhân có những đóng góp trác tuyệt đối với nhân loại bao gồm cả Aristotles trong đó, họ ăn cơm cũng giống như máy móc cho thêm dầu mỡ để chuyển động mà thôi, so sánh một cách mới mẻ về hai kiểu người hoàn toàn đối lập nhau, một ti tiện, một cao cả; một bình thường, một vĩ đại, sự tôn ti cao thấp có sự phân biệt rõ rệt. Câu trả lời này thoạt nhìn tưởng đơn giản, kì thực là rất khó khăn, tưởng bình thường mà lại rất đặc biệt, có thể nói là vô cùng tuyệt vời.
Con đường của những kẻ đánh bạc.
Tương truyền một người bố nọ biết con mình nhiễm phải thói xấu là đánh bạc, liền viết cho anh ta một bài thơ răn đánh bạc, dùng thơ để khuyên can. Thơ viết rằng: “Bối giả thị nhân bất thi nhân, chỉ nhân kim bối khởi hoạ căn - hữu hiệu nhất nhật phân bối liễu, đáo đầu thành vi khiếm nhân.“ Người con trai nghe xong vẫn không hiểu được ý của cha. Cha anh ta mới giải thích rằng: “Người nợ nần là kẻ cờ bạc“, “Kim khiếm thị bần“ (trong tiếng Trung nếu ghép hai từ “kim “ và “khiếm “ thì sẽ thành chữ “tham “ có nghĩa là “tham lam“), “phân bối thị bần“(trong tiếng Trung, nếu ghép hai từ “phân” và “bối “ thì sẽ thành chữ “bần“ có nghĩa là bần hàn). “Bối giới thị tặc “(trong tiếng Trung, nếu ghép hai từ “bối “ và “giới “ thì sẽ thành chữ “tặc “ có nghĩa là cướp). “Cờ bạc, tham lam, bần hàn, cướp giật, là con đường tất yếu của những kẻ đánh bạc“.
Người con trai nghe xong, chợt tỉnh ngộ, từ bỏ chuyện cờ bạc để quay lại con đường lương thiện, tự hưởng theo công lao mà mình làm ra. Cách mà người cha khuyên con từ bỏ chuyện cờ bạc hay là ở chỗ: Thứ nhất, dùng phương pháp khuyên bằng thơ rất mới mẻ để khiến cho người con buộc phải suy nghĩ về hàm ý của nó. Thứ hai, khi người con suy nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu thì ông đã dùng một câu nói để nói hết ý thơ, nói ra được đạo lí: “đánh bạc tất nhiên sẽ nghèo khổ, kẻ cướp giật cũng từ những kẻ cướp giật mà ra“, khiến cho người con tỉnh ngộ. Câu thơ của người cha có cấu tứ độc đáo, vừa trình bày được ý tưởng lại vừa nói rõ được đạo lí.
Trác Văn Quân khéo khuyên chồng
Việc tài nữ Tây Hán là Trác Văn Quân khéo dùng con số để khuyên lang quân có thể coi là tuyệt tác.
Trác Văn Quân là một tài nữ nổi tiếng thời Tây Hán, vì một tình yêu thiêng liêng, cô không để ý đến việc mọi người trách cứ, lén thành thân với Tư Mã Tương Như, mở quầy bán rượu mà không hề hối hận. Mới đầu hai vợ chồng rất tôn trọng nhau, tình cảm đằm thắm, sống những ngày vô cùng hạnh phúc. Nhưng về sau, Tư Mã tương Như ra làm quan, tình cảm đối với Trác Văn Quân ngày càng lạnh nhạt. Từ lá thư chỉ có 13 chữ: “Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm nghìn vạn“ mà Tư Mã Tương Như viết cho mình, Trác Văn Quân đã hiểu Tư Mã Tương Như đã thay lòng đổi dạ. Cô lo Tương Như xa mặt cách lòng thì tình như mây khói. Thế là cô như hoá thân vào 13 chữ mà Tương Như viết cho mình rồi viết một bức thư khuyên chồng tình sâu nghĩa nặng, chứa đầy ai oán: “Sau một ngày chia cách, hai bên cùng mong nhớ. Dù nói là đi ba bốn ngày, ngờ đâu là 5,6 năm. Đàn bảy dây thiếp không buồn đánh, sách bát hành cũng chẳng muốn xem, bẻ gãy cả thế cửu liên hoàn, 10 dặm trường đình trông mòn con mắt. Trăm nhớ, ngàn thương, oán trách chàng hàng vạn lần. Hàng ngàn hàng vạn lời nói ra không hết. Chán ngán trăm phần đứng dựa lan can, tết Trùng Dương lên lầu trông bóng nhạn. Tháng 8 Trung Thu người đi không trở về. Cuối tháng 7 đốt nến châm hương khấn hỏi trời xanh. Tháng sáu mùa nóng nực mà lòng thiếp giá lạnh. Tháng 5 cây thạch lựu hồng như thắp lửa, bao trận mưa rào rơi xuống nhành hoa, tháng 4 Phê Ba chưa vàng, thiếp muốn soi gương mà trong lòng rối bời, lo lắng. Tháng 3 hoa đào trôi theo dòng nước, cánh diều phiêu du tháng hai đã đứt dây. Lang quân ôi, những mong kiếp sau những mong chàng là phận gái thiếp là phận trai.“
Trong bức thư khuyên chồng có một không hai này của Trác Văn Quân có hai điều kì diệu, một là nàng đã khéo léo dùng 13 ba con số trong bức thư của chồng, qua đó nêu lên tâm sự của mình, bày tỏ nỗi niềm ai oán đối với người chồng phụ bạc. Hai là nàng ví von tinh tế, trong đó không có lời nào là trực tiếp khuyên chồng cả. Tư Mã Tương Như sau khi đọc xong bức thư khóc lóc ai oán này của vợ, ông đã vô cùng xúc động và hối hận trước tình cảm sâu nặng của vợ mình.
Học sĩ đá và học sĩ ngói
Sự bùng phát thông minh và nhanh trí, sự đối đáp khéo léo và thông minh thường khiến cho bạn vào những lúc lâm nguy có thể có được những hiệu quả bất ngờ, từ tuyệt lộ trở về.
Nhà văn Thạch Mạn Khanh đời nhà Tống được người khác gọi là “Thạch học sĩ“. Một hôm sau khi uống rượu xong, liền cưỡi ngựa đến chùa Báo Quốc để dạo chơi, đột nhiên con ngựa sợ hãi lồng lên, hất Thạch Mạn Khanh từ trên mình ngựa xuống. Vậy mà, chỉ thấy Thạch Mạn Khanh đứng dậy phủi bụi trên người rồi cầm lấy roi ngựa, sau đó nói với những người xung quanh một cách hài hước rằng: “May mà ta là “Thạch“ học sĩ, chứ nếu như là “Ngõa“ học sĩ thì đã vỡ tan rồi“. Thạch học sĩ đã giải thích họ của mình với một cách khác, khéo léo thoát khỏi cảnh khó xử, được người đời khen là hay.
“Tôi“ là người theo chủ nghĩa tập thể
Nhà thơ nổi tiếng của Liên Xô Maiacopski một lần trong hội nghị, sau khi nhà thơ ngâm xong một tác phẩm mới của mình thì nhận được một mảnh giấy viết: “Ông nói là ông là một người theo chủ nghĩa tập thể, nhưng trong bài thơ của ông chỉ toàn thấy: “tôi, tôi...“ điều này nghĩa làm sao?“
Nhà thơ đọc to mảnh giấy đó lên sau đó bình tĩnh trả lời: “Nichola đệ nhị thì không như vậy, khi nói toàn dùng “chúng tôi, chúng ta...“ lẽ nào bạn cho rằng ông ta là người theo chủ nghĩa tập thể? “ Trong hội trường bỗng vang dậy tiếng vỗ tay tán thưởng.
Maiacopski đã nắm lấy từ “tôi“ trong lời nói của đối phương, ông không giải thích trực tiếp, mà đã chuyển chủ đề dùng “chúng tôi“ trong lời nói của Nichola đệ nhị để trả lời, khéo léo công kích lại đối phương.
Cô gái lẳng lơ cầu tỏ tình
Có một nữ diễn viên lẳng lơ dung nhan xinh đẹp tỏ tình với Shobona, nói rằng cô không quan tâm đến tuổi già và dung mạo xấu xí của ông vì ông là một thiên tài. Nếu một cô gái xinh đẹp kết hôn với một thiên tài như thế thì “Con của chúng ta sẽ có trí tuệ giống ngài còn dung mạo giống em, chắc chắn sẽ rất tuyệt vời.“
Shobona phản bác lại: “Nhưng, nếu con của chúng ta có tướng mạo giống tôi, còn trí tuệ giống em, thì biết làm sao?“
Câu hỏi này thật khó trả lời! Nó đã khiến cho cô gái không bao giờ dám gặp lại ông nữa.
Trăm cánh cửa sẽ mở được mười cánh
Một ông chủ khi bắt đầu sự nghiệp thiếu vốn rất nhiều, kinh doanh lại không tốt, ông bèn cùng với công nhân tận dụng mối quan hệ của mỗi người, tới các ngân hàng vay vốn. Ban đầu, tình hình vay vốn thật khó khăn, chạy vay khắp nơi, khi mọi người tụ hợp nhau lại mới biết uổng công cả ngày trời. Một công nhân hơi nản lòng, dự định bỏ công việc vất vả này, một lần trong cuộc họp đã dẫn câu “10 cánh cửa thì 9 cánh không mở được“ để hình dung khó khăn của công việc đi vay vốn.
Trong hội nghị mà nói những câu như thế này thì thật khiến nhiều người nản chí! Nhưng, ông chủ kia đã nói một câu giống như vậy song lại ứng dụng trên một góc độ khác Lời nói thì giống nhau đấy nhưng hiệu thì hoàn toàn khác biệt.
Ông nói: “Đúng vậy, tình hình của chúng ta bây giờ là '10 cánh cửa có 9 cánh không mở được'; nhưng cũng có nghĩa là '10 cánh sẽ mở được 1 cánh'. Như vậy, chúng ta phải gõ mười cánh cửa, cố gắng một chút, gõ nhiều hơn một chút là thành công rồi.“
Ông chủ đã xử lý tình huống thật khéo léo, đã phát triển câu '10 cánh cửa có 9 cánh không mở được' thành ‘100 cánh cửa sẽ mở được 10 cánh', điều này cổ vũ công nhân rất nhiều, thuận lợi cho việc hoàn thành hoạt động vay vốn như đã định.
Toát mồ hôi và không toát mồ hôi
Một hôm, Nguỵ Văn đế cho truyền hai anh em Chung Dục, Chung Hội vào cung. Do lần đầu gặp mặt hoàng đế nên hai người rất căng thẳng, Chung Dục toát đẫm mồ hôi.
Hoàng đế thấy vậy cười hỏi Chung Dục: “Vì sao ngươi toát mồ hôi?“
Chung Dục vừa lau mồ hôi vừa trả lời: “Nơm nớp lo sợ mồ hôi như suối.“
Hoàng đế lại hỏi Chung Hội: “Vì sao người không toát mồ hôi?“
“Nơm nớp run sợ, mồ hôi chẳng dám toát.“
Hai anh em, một người toát mồ hôi, một người không toát mồ hôi, nhưng đều dùng chữ nghĩa trả lời khiến hoàng đế phải khen ngợi, các quan trầm trồ tán dương.
Hoàng đế là “ lão đầu tử “ (cách xưng hô đối với người già: ông già )
Đại thần triều Thanh Kỷ Hiểu Lam học vấn uyên thâm, tư duy nhanh nhạy, trí tuệ hài hước, rất được hoàng đế Càn Long sủng ái. Một lần, Kỷ Hiểu Lam đang gọi hoàng đế Càn Long là “lão đầu tử“ thì bị Càn Long nghe thấy. Hoàng đế rất tức giận, ngay lập tức trách mắng Kỷ Hiểu Lam “Sao nhà ngươi lại gọi trẫm là 'lão đầu tử'? Nếu giải thích có lý thì toàn mạng, ngược lại thì mất mạng.“
Nếu là người khác thì đã sớm hồn bay phách lạc, nhưng Kỷ Hiểu Lam trong cái khó ló cái khôn, lập tức đáp: “Hoàng thượng được tung hô 'vạn tuế’ chẳng phải là 'lão' ư? Hoàng thượng đứng đầu trăm họ, chẳng phải là 'đầu’ sao? Hoàng thượng là con trời (thiên tử), chẳng phải là 'tử' ư?“
Hoàng thượng nghe xong, cảm thấy rất có lý, cũng chuyển giận làm vui.
Anh trai của Tống Cao Tông
Tháng 9 năm 1957, Mao Trạch Đông tới Thượng Hải, được mời gặp Triệu Siêu Cấu, giám đốc toà soạn báo Tân Dân. Lúc đó, tinh thần anh Triệu rất bất an vì tình hình chính trị bấy giờ. Chẳng ai ngờ, vừa gặp anh Triệu, Mao Trạch Đông đã nói với người bên cạnh: “Anh trai của Tống Cao Tông đến rồi kìa?“. Ông đã từ tên gọi 'Siêu Cấu’, nhanh trí liên tưởng tới tên gọi của Tống Cao Tông là 'Triệu Cấu’. Như thế chẳng phải là anh trai của Tống Cao Tông sao? Những lời nói đó khiến mọi người không ngờ tới, thoạt nghe sẽ giật mình, khi nghĩ kỹ một chút mới thấy hết nghĩa trong đó, đặc biệt còn có chút khôi hài, làm cho cả hội trường bỗng chốc tràn ngập tiếng cười. Gánh nặng trong tư tưởng của Triệu Siêu Cấu cũng lập tức được giải toả. Mao Trạch Đông liên tưởng đến tên họ của nhân vật lịch sử, lấy tên họ của Triệu Siêu Cấu để giải thích, để mọi người cùng vui vẻ lúc chợt hiểu ra khi suy nghĩ kỹ.
Lãnh đạo không có tài ăn nói
Khả năng ứng biến linh hoạt biểu hiện ở trình độ vận dụng tổng hợp có trí tuệ trên các phương diện quan sát, cảm thụ, suy nghĩ, phân tích..., nó đòi hỏi con người phải luyện tập thành thục để phân tích tổng hợp đối với văn tự và lời nói, trong một khoảng thời gian ngắn có thể quan sát kỹ càng, hiểu thấu biết sâu, tư duy nhanh nhạy, biện luận chuẩn xác.
Có một vị diễn giảng đến trường đại học để diễn giảng, lãnh đạo trường đã ngồi ở dưới để nghe, khi vị diễn giảng này nói đến: “Chúng ta có một số lãnh đạo không có tài ăn nói, ở trên bục họ cứ ấp a ấp úng, nói chẳng lưu loát, người nghe rất khó chịu.“, thì học sinh ngồi ở dưới bỗng cười ầm lên, ông ta ngay lập tức nghĩ rằng mình đã nói sai, liền lập tức đính chính, nhanh trí cứu vãn sai sót. Ông ta đã nói thế này: “Nhưng điều này có thể trách họ không? Tôi nhớ là trong thời gian chiến tranh giải phóng, một số lãnh đạo của chúng ta rất có tài ăn nói. Nhưng sau này do có sự nhiễu loạn của 'mặt trái', mọi người không dám ăn nói tuỳ tiện, sau khoảng 57 năm, mọi người không dám nói thật, mọi người bắt đầu nói dối, nói khoác, lãnh đạo của chúng ta không chỉ mở bài viết ra nói, ngay cả khỉ đọc bài viết cũng nơm nớp lo sợ, chỉ e đọc sai một chữ thì sẽ bị 'phản đối kịch liệt'. Lâu nay, lãnh đạo của chúng ta không dám nói nên dần dần ít nói, ít nói thì làm sao có thể nâng cao được tài ăn nói đây?...“
Hết
0 nhận xét:
Đăng nhận xét