Trương Nghi |
Cái gọi là dựa vào những điều không có để tạo mâu thuẫn giả là để chỉ việc chuyển dời mâu thuẫn một cách khéo léo. Trong lịch sử, có một số người thống trị đất nước, nếu như trong khi mâu thuẫn trong nước rất nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp đến quyền thống trị của họ, để duy trì nền thống trị của mình, họ sẽ khơi dậy những cuộc chiến tranh dân tộc, thậm chí là phát động những cuộc chiến tranh với bên ngoài một cách không thương tiếc đễ chuyển hoá mâu thuẫn trong nước. Việc dựa vào những điều không có để tạo ra sự mâu thuẫn giả chính là việc tạo ra “những điều mâu thuẫn giả“ một cách tỉ mỉ (hoặc là tự tạo ra một kẻ địch), từ đó là cho mâu thuẫn của bạn và đối tượng nói chuyện của bạn được dịu lại, bạn có thể tiến thêm một bước để thuyết phục đối tượng nói chuyện của mình.
Trác Tri Vũ dẹp Tần cứu Trịnh
Trong thời chiến quốc, nước Tấn và nước Tần cùng hợp tác tấn công nước Trịnh, bao vây kinh đô nước Trịnh, tình thế hết sức nguy cấp. Trịnh Văn Công đã phái đại phu là Trác Tri Vũ lặng lẽ trèo ra ngoài tường thành, đi đến doanh trại của quân Tần. Trác Tri Vũ đã tận mắt nhìn thấy đích thân Tần Di Công dẫn quân tiến đánh, ông nói với Tần Di Công một cách rất ung dung và từ tốn rằng: “Hai nước Tần, Tấn tấn công nước Trịnh, nước Trịnh biết rằng mình không thể tránh khỏi sự diệt vong, nhưng nếu như diệt bỏ nước Trịnh mà có lợi đối với nước Tần thì hôm nay tôi đã không đến đây để nói chuyện với ông. Tôi cho rằng việc diệt bỏ nước Trịnh không chỉ bất lợi đối với nước Tần mà ngược lại còn có hại, xin đại vương hãy suy nghĩ kỹ lại xem. Hiện tại nước Tần ở phía Tây, nước Trịnh ở phía Đông, ở giữa là nước Tấn chia cách, nếu như ông có được nước Trịnh thì cũng khó lòng mà có thể giữ nổi, đến khi đó phần đất mà ông lấy được từ nước Trịnh cũng khó mà giữ nổi, chỉ e rằng sẽ bị nước Tấn cướp đi mất. Tại sao ông cứ muốn diệt vong nước Trịnh để tăng cường thế lực của nước Tấn? Nếu như thế lực của nước Tấn mà quá mạnh thì đó cũng là một nỗi uy hiếp rất lớn đối với nước Tần! Nếu lần này đại vương mở lòng từ bi mà tha cho nước Trịnh thì chúng tôi sẽ trở thành những người bạn ở phía Đông của các ông, khi các sứ thần ngoại giao của nước Tần đến nước Trịnh, chúng tôi sẽ hết sức giúp đỡ các ngài, thoả mãn mọi yêu cầu của các ngài. Nên biết rằng việc này chẳng có hại gì đối với các ngài cả, hơn nữa nước Tấn là một nước tham lam, nếu chúng đã muốn thôn tính nước Trịnh ở phía Đông thì làm sao có thể bảo đảm rằng họ sẽ không mở rộng lãnh thổ về phía Tây để tấn công nước Tần. Hiện tại, nếu diệt bỏ nước Trịnh, trên thực tế chính là đang làm suy yếu nước Tần, tăng cường thế lực của nước Tấn, xin đại vương hãy suy nghĩ kỹ những lời nói của tôi.“
Tần Di Công nghe xong những lời này liền gật đầu cho là phải, liền ngay đó biểu thị rằng sẽ đồng ý dừng việc tấn công nước Trịnh và sẽ kết bè kết phái với nước Trịnh. Nước Tấn thấy nước Tần thay đổi chủ ý, nhất thời thay rằng chẳng kiếm được lợi lộc gì cả bèn rút quân về. Nước Trịnh do vậy cũng thoát khỏi thảm hoạ diệt vong.
Sở dĩ Trác Tri Vũ có thể dẹp Tần cứu Trịnh chủ yếu là vì ông đã dựa vào những điều không có để tạo ra một mâu thuẫn giả, mâu thuẫn giữa nước Tần và nước Tấn, nói rằng việc nước Tấn hùng mạnh chính là nỗi uy hiếp đối với nước Tần. Vốn dĩ Tấn, Tần tấn công Trịnh, mâu thuẫn chủ yếu là ở mâu thuẫn giữa nước Tần Trịnh và Tấn Trịnh, nhưng Trác Tri Vũ đã dày công tạo nên một mâu thuẫn giả (đối với việc Tấn Tần liên kết tấn công Trịnh mà nói, thậm chí sau khi diệt bỏ nước Trịnh lại có khả năng thật sự trở thành mâu thuẫn thật sự), ngay lập tức chuyển mâu thuẫn đến mối quan hệ giữa Tần và Tấn, do vậy đã khiến cho nước Trịnh tránh khỏi tai hoạ mất nước ngay trước mắt.
Dựa vào những điều không có để tạo nên mâu thuẫn khiến cho bạn có thể ung dung đứng ở giữa những mâu thuẫn giữa hai bên. Trương Nghi một nhà chu du thiên hạ nổi tiếng thời Chiến Quốc đã từng cố ý tạo nên mâu thuẫn giả giữa Sở Hoài vương và Kỳ Long Di Nam Hậu khiến cho mình có thể ung dung ở giữa hai bên. Câu chuyện là như sau:
Những lời nói khéo léo của Trương Nghi
Nhà chu du nổi tiếng Trương Nghi, học trò của Quỷ Cốc Tử, sau khi xuống núi, đầu tiên ông đến nước Sở để hoạt động nhưng khi đó ông đã không được hôn quân Sở Hoài vương trọng dụng, cuộc sống của ông vẫn rất thanh đạm và khổ sở. Có một số mưu sĩ giống như Trương Nghi do không chịu được cảnh thanh bạch khổ sở nên đã muốn đi đến nước khác, Trương Nghi đã nói rằng: “Chắc là các người do phải mặc quần áo quá rách rưới nên không chịu nổi mà muốn đi đến nước khác phải không? Các ngươi hãy đợi xem để ta đi gặp Sở vương xem có kiếm được một chút gì từ phía ông ta không.“
Khi Trương Nghi gặp Sở Hoài vương, ông ta rất không vui bởi vì ông ta rất ghét những nhân sĩ chỉ biết nói này. Trương Nghi nói: “Tôi đến chỗ đại vương đã được một thời gian khá lâu, nhưng vẫn chẳng làm nên được thành tích gì cả, do vậy tôi muốn thử đến nước Tấn xem, đại vương thấy có được hay không?“
“Vậy thì ngươi đi đi!“ Sở Hoài vương chẳng hề có ý níu kéo lại.
Trương Nghi nói: “Đại vương không cần thứ gì của nước Tấn sao?“
Sở vương lạnh lùng trả lời: “Không cần, ở nước ta, vàng, ngọc ngà, sừng hươu, ngà voi... cái gì cũng có, ta chẳng cần thứ gì của nước Tấn cả.“
Trương Nghi biết Hoài vương đam mê nữ sắc, hai đại mĩ nhân ở bên mình là Nam Hậu và Trịnh Tụ rất được ông ta sủng ái. Thế là Trương Nghi liền nói: “Đại vương lẽ nào không cần mĩ nữ của nước Tấn sao?“
Sở vương nói: “Ngươi nói như vậy là có ý gì?“
Trương Nghi nói: “Đại vương có lẽ không biết chứ con gái ở Trung Nguyên sắc đẹp như hoa, nổi tiếng khắp thiên hạ. Khuôn mặt của họ rất trắng, lông mi cong, mắt đen nhánh, chỉ cần họ đứng ở trên phố, nếu ai không biết thì cứ tưởng tiên nữ giáng trần!“
Sở vương mới nghe đã xốn xang, vội sữa lại nói: “Một nước hẻo lánh như nước Sở ta thì đương nhiên giai nhân không thể bì được với con gái Trung Nguyên rồi, từ trước đến nay ta chưa từng nhìn thấy con gái Trung Nguyên!“, thế là Sở vương ban cho Trương Nghị rất nhiều châu báu.
Nếu đổi lại là một người bình thường, sau khi lừa được nhiều vàng bạc châu báu như vậy thì nhất định sẽ cuốn chiếu đi, không biết chừng ngay cả chiếu cũng không cần cuốn nữa kia, và lập tức chạy mất hút. Nhưng Trương Nghi lại không như vậy, ông ta có cái lí riêng của mình: Tôi sang nước Tấn để mua mĩ nữ thì lẽ nào ngài sẽ không cần đến Nam Hậu và Trịnh Tụ sao? Nếu mua được mĩ nữ về, họ sẽ trở thành đối thủ của Nam Hậu và Trịnh Tụ, lẽ nào hai đại mĩ nhân như họ lại muốn tôi làm như vậy?“
Quả nhiên Nam Hậu và Trịnh Tụ sau khi biết tin Trương Nghi được thưởng và chuẩn bị sang nước Tấn để mua mĩ nữ thì trong lòng vô cùng vô cùng lo lắng, sốt ruột như ngồi trên đống lửa vậy.
Không lâu sau, Nam Hậu sai người đi tiễn Trương Nghi, và sai sứ giả nói với Trương Nghi rằng: “Ta nghe nói ngài sắp đến nước Tấn, ta có một nghìn lượng vàng, tặng cho ngài dùng làm lộ phí.“ Trịnh Tụ sau khi nghe thấy Nam Hậu tặng cho Trương Nghi một nghìn lượng vàng thì cũng không chịu thua kém, cũng sai người tặng cho Trương Nghi 500 lượng vàng. Trương Nghi vui vẻ nhận hết. Ông ta còn nhờ sứ giả chuyển lời cảm ơn của mình tới hai vị đại mĩ nhân, và nói rằng ông ta biết phải làm như thế nào. Hai vị đại phu nhân đương nhiên là cảm kích vô cùng.
Trương Nghi sau khi dùng một mũi tên bắn trúng ba đích, lừa được của cải của Sở vương và hai vị đại phu nhân, cuối cùng lại diễn một vở kịch vui nữa.
Hôm đó, Trương Nghi nói với Hoài vương rằng: “Thần sắp phải đi rồi, lần này ra đi không biết bao giờ mới về, nên muốn xin đại vương ban cho thần một bữa tiệc rượu chia tay trước khi thần đi.“ Sở vương nhận lời, và thế là ông ta bày tiệc trong cung để tiễn Trương Nghi.
Đang lúc tửu hứng, Trương Nghi lại thỉnh cầu nói: “Ở đây chẳng có ai cả, thần xin đại vương hãy cho triệu hai mĩ nữ mà hoàng thượng sủng ái đến để cùng uống.“
“Quả là một ý kiến hay“ rồi Sở vương cho triệu Nam Hậu và Trịnh Tụ đến.
Trương Nghi vừa nhìn thấy hai vị mĩ nhân liền vội vàng quì xuống và xin được Sở vương tha tội. Sở vương chẳng hiểu ra sao cả liền hỏi: “Ngươi có tội gì?“
Trương Nghị đáp: “Thần đã đi khắp thiên hạ nhưng chưa từng thấy người phụ nữ nào đẹp như Nam Hậu và Trịnh Tụ. Nhưng thần lại không biết lượng sức, muốn đến Trung Nguyên để tìm mĩ nữ cho đại vương, con gái Trung Nguyên làm sao mà bì được với Nam Hậu và Trịnh Tụ? Như vậy là thần đã lừa dối đại vương, cho nên thần xin được thỉnh tội với đại vương.“
Sở vương nghe xong, không những không tức giận, mà trái lại còn rất vui nữa. Bởi vì ý tứ trong câu nói của Trương Nghi có nghĩa là khen ngợi Sở vương có những người phụ nữ đẹp nhất thế giới, Hoài vương làm sao mà không vui cho được? Thế là Sở vương liền tha tội cho Trương Nghi và nói: “Thôi đi, thôi đi, ta cũng cho rằng thiên hạ chẳng có ai đẹp bằng Nam Hậu và Trịnh Tụ.“
Trương Nghi vui mừng tột độ. Nam Hậu và Trịnh Tụ lại càng vui hơn. Trương Nghi không cần tìm mĩ nữ cho Hoài vương, nên họ cũng trút được mối “tâm bệnh“, cuối cùng cũng không cần phải lo có người đến để tranh sủng với họ, làm sao mà họ không vui cho được?
Và thế là, Trương Nghi đã dùng biện pháp lừa gạt bằng lời nói, không có gió nhưng tạo được sóng, tạo mâu thuẫn giả giữa Sở vương, Nam Hậu và Trịnh Tụ - mua mĩ nữ - để đạo diễn một vở kịch nhỏ, tạo ra cảnh vừa sợ vừa vui, Sở vương vì vui mừng mà thưởng cho ông ta châu báu, còn Nam Hậu và Trịnh Tụ thì vì sợ hãi mà thưởng cho ông ta vàng để ông ta giải quyết vấn đề thiếu thốn tiền lộ phí, và cuối cùng chuyện này đã kết thúc bằng một cảnh tượng vui vẻ. Có thể thấy, cách khuyên giải và trí thông minh của Trương Nghi cao siêu đến mức nào.
Tạo một kẻ địch chung
Để tạo một mâu thuẫn giả, việc tạo một kẻ thù chung là rất quan trọng. Khi đối tượng nói chuyện của bạn có suy nghĩ đối lập với bạn, thì bạn cần tìm cách đắp nặn ra một kẻ thù chung, để người đó có thể phân biệt rõ ràng đâu là địch, đâu là ta, đâu là bạn, từ đó hoá giải mâu thuẫn giữa các bạn. Lúc đó, bạn sẽ đạt được mục đích nói chuyện của mình.
Các lãnh đạo trong doanh nghiệp thường dùng phương pháp này để thuyết phục cấp dưới cùng đồng tâm hiệp lực, làm tròn trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc của mình. Ví dụ, ở một đơn vị nọ, có một cấp dưới thường xuyên kêu ca, nếu bạn là một lãnh đạo, nếu bạn muốn phối hợp tốt với người cấp dưới đây thì bạn chỉ cần tạo ra một kẻ thù chung trong lòng anh ta là được. Bạn có thể nới với anh ta rằng: “Nếu hiệu quả công việc của anh vẫn tiếp tục thấp thì chúng ta chỉ còn nước thất nghiệp mà thôi. Anh không biết rằng, X đang ngầm đấu với chúng ta sao?“ để tạo một kẻ thù chung trong giả tưởng, mâu thuẫn giữa bạn và cấp dưới sẽ được loại bỏ vì kẻ thù giả tưởng đó. Và tự nhiên mâu thuẫn giữa bạn và cấp dưới sẽ được nhịp nhàng, thống nhất.
Lại ví như, với tư cách là một lãnh đạo, nếu bạn muốn thúc đẩy ý chí vươn lên của nhân viên dưới quyền thì bạn hãy nói về những thách thức mà công ty đang phải đối mặt hiện nay như: Cấp trên đã nói rồi, nếu trong ba năm nữa mà cơ quan chúng ta vẫn chưa có tiến triển gì rõ rệt thì sẽ đến dỡ biển hiệu. Cấp trên có nói, nếu để cho các công ty khác đến chiếm hết công ty chúng ta thì chi bằng dỡ biển xuống trước rồi tiến hành chỉnh đốn, tạo hiệu quả về sau. Do vậy, tôi cho rằng công ty chúng ta phải đồng tâm hiệp lực kết hợp với toàn cục, cùng nỗ lực và phấn đấu cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Sau khi đã nói như vậy thì dù trước đây, nội bộ cơ quan bạn có mâu thuẫn đến thế nào chăng nữa nhưng vì bạn đã tạo ra một kẻ thù chung cho họ, thì mọi người sẽ chú ý phối hợp với nhau, cùng hợp tác với nhau, và thế là bạn đã đạt được mục tiêu của mình. Có thể thấy rằng, phương pháp tạo ra kẻ thù chung này có thể khiến cho việc khuyên giải trở nên dễ dàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét