Nam Việt là phần phía nam của dãy núi Ngũ Linh. Vào thời Hán đây bị coi là vùng đất không có giá trị. Tuy nói nơi đây đất cằn cỗi, nhưng cũng là vùng đất hiểm yếu. Vào thời nhà Tần, vùng này thuộc quận Hải Nam, do Nhậm Ngao vâng mệnh triều đình đến cai quản. Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn Trung Nguyên, Nhậm Ngao lúc đó già bệnh, nằm liệt giường gọi huyện lệnh của Long Xuyên là Triệu Đà đến bên giường bệnh dặn dò: "Thiên hạ loạn rồi, đất Nam Hải ở vào thế cô lập. Ý ta là có thể cắt đứt liên lạc phía bắc, mặc kệ sự biến. Ta thì không thể làm được gì nữa, túc hạ là người kế tục của ta. Ở đây tuy không phải là vùng giàu có, nhưng địa bàn rộng đến ngàn dặm, đóng cửa ải thì có thể thành một nước riêng và xưng vương được". Nói xong thì qua đời. Triệu Đà tiếp quản đại quyền ở Nam Hải. Ông cho binh tướng trấn thủ biên phòng, cắt đứt con đường liên lạc với miền Bắc, bãi bỏ các quan huyện lệnh cũ, thay vào đó là những kẻ thân tín, Nam Hải thành quốc gia độc lập của ông ta.
Sau khi định xong thiên hạ, một hôm Lưu Bang cho gọi mưu sĩ Lục Cổ đến nói rằng: "Khanh thay mặt trẫm đi Nam Việt một chuyến. Mấy năm nay Triệu Đà xưng vương ở đó, ý của trẫm là muốn phong hắn làm vương của Nam Việt, cho hắn giữ vùng Nam Việt được yên bình, nhưng không muốn hắn là mối nguy của triều đình..."
Trải qua trèo đèo lội suối vất vả, Lục Cổ mang theo ấn tín và dây đeo triện cũng đến được Nam Việt. Triệu Đà thấy sứ thần Lục Cổ nhà Hán đến, tuy không bắt, nhưng đối đãi nhạt nhẽo. Khi hai người gặp nhau ở trong điện, Triệu Đà không thi hành nghi lễ, hai chân dạng háng, không chút phép tắc tiếp kiến.
Lục Cổ thấy Triệu Đà vô lễ như vậy, đương nhiên cũng không đáp lễ. Vừa giáp mặt liền ra một uy phủ đầu: "Túc hạ đừng quên mình là người Trung Quốc, mồ mả của cha mẹ, anh em vẫn còn trên đất Trung Quốc, trên vùng Trung nguyên. Nhưng xem điệu bộ của túc hạ thì rõ là không thuận mắt, phải chăng túc hạ muốn sánh ngang với đương kim hoàng đế. Nếu quả đúng như vậy thì thật là họa lớn sắp giáng xuống đầu. Năm xưa, Tần vì vô đạo, hào kiệt khởi nghĩa. Hoàng đế là người đầu tiên trong số hào kiệt đó, bình định quân Tần, lại đánh thắng Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ. Đây cũng là ý trời giúp, kẻ tầm thường làm sao có thể làm nổi. Túc Hạ không ra tay giúp thiên hạ đánh Tần, ngược lại cắt đất xưng vương, hoàng đế có ý sắc phong túc hạ làm vương, túc hạ nên lấy lễ mà đón nhận, xưng thần với triều đình. Túc hạ tự cao tự đại như vậy, nếu thiên tử biết được nổi cơn thịnh nộ, trước hết cho tàn phá lăng mộ tổ tông, sau phái đại quân chinh phạt, túc hạ e rằng nguy trong gang tấc."
Từng lời Lục Cổ nặng ngàn cân, câu nào cũng có lý, Triệu Đà càng nghe càng bứt rứt, ngồi không yên. Mồ hôi vã trên mặt. Đợi Lục Cổ nói hết, Triệu Đà lập tức đứng dậy tạ tội: "Lâu ngày ở trong tăm tối, không hiểu lễ nghĩa, xin xá tội". Lục Cổ thấy phép dùng uy của mình đã có hiệu nghiệm bèn đổi giọng: "Biết sai mà cái, túc hạ quả là hiền vương". Không ngờ, Triệu Đà thấy Lục Cổ giọng điệu đã mềm mại hơn đắc ý quá hỏi: "Ngươi nói ta với Tiêu Hà, Tào Tham, Hàn Tín thì ai hơn". Lục Cổ thuận mồm nói' "Túc hạ hơn". Triệu Đà như được một liều thuốc bổ hăng hái hỏi tiếp: "Thế ta so với hoàng đế”. Lục Cổ thấy thái độ cổ phần hợm hĩnh của Triệu Đà bèn nghiêm nét mặt' "Hoàng đế vì thiên hạ làm điều có lợi, trừ hại, đức như ngũ đế, công cao tam vương, thiên hạ đều một hướng quy về hoàng đế. Còn Túc hạ chẳng qua chỉ nắm vài vạn binh, ở cái nơi đất đai cằn cỗi, quá lắm thì chỉ bằng một quận của đại Hán. Túc Hạ nói xem có thể so sánh với hoàng đế được không".
Triệu Đà tự thấy mình đuối lý, bèn lưu Lục Cổ lại nhà khách, ngày ngày cả hai cùng uống rượu, chuyện trò. Lục Cổ là một tài tử, vốn tri thức thâm sâu, biết Triệu Đà thích nói chuyện với mình bèn ở lại thêm vài ngày, vừa nói chuyện vừa thành tâm thành ý khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán. Triệu Đà bị thành ý của Lục Cổ làm cho cảm động, cuối cùng đồng ý xưng thần, lại còn nhờ Lục Cổ dâng lên vua báu vật trị giá ngàn vàng của vùng Trung Việt. Lục Cổ đáp lễ, ban cho Triệu Đà lụa là trị giá ngàn vàng. Tưởng chừng giữa Triệu Đà và triều đình nổ ra một cuộc đối kháng, nhưng nhờ sự khuyên giải thành công của Lục Cổ mà mọi thứ được hóa giải.
Vừa ân tình vừa uy nghiêm vốn là cách khống chế của bề trên với bề dưới và được vận dụng với tần suất thành công cao. Khi cần thiết phải cứng cỏi, kiên quyết nếu không sẽ không lấn át được đối phương. Lúc cần mềm dẻo, nên mềm dẻo, cho đối phương một con đường quy phục. Trong quản lý xí nghiệp hiện nay, phương pháp "hai tay đều cứng" đang rất có tác dụng là một trung tâm khoa học, kỹ thuật có tiếng ở Mỹ. Những nhà khoa học hàng đầu, những thành tựu nghiên cứu kỹ thuật và những sản phẩm hàng đầu ở đây đều được mọi người trên thế giới công nhận. Waku có một công ty máy tính tên là Taclemu. Công ty này có thời thực hiện phương pháp quản lý. "Phong cách thoải mái". Cái gọi là "phong cách thoải mái" do tổng giám đốc công ty Jimmy Telebi đề xướng, ông chủ trương để công nhân làm việc trong một môi trường vô cùng tự do, lại còn cho họp kiểm tra giám sát theo định kỳ. Đến chiều thứ năm hàng tuần, công ty còn cho công nhân nghỉ để uống bia, nói chuyện phiếm trong bầu không khí tự do nhàn rỗi.
Như vậy có quản lý công ty được lâu dài không? Chẳng bao lâu sau, hàng loạt vấn đề dần bộc lộ. Công nhân đi muộn về sớm, việc tán phét trong giờ làm ngày càng nhiều, các bộ phận thì mâu thuẫn, nói xấu nhau. Việc này lúc đầu không ai chú ý, mãi đến cuối năm hiện thực nghiêm trọng của nó mới được nhìn nhận. Năm 1982, lượng tiêu thụ sản phẩm giảm 7% so với năm 1981, chỉ xét riêng lợi nhuận cũng giảm đi rất nhiều. Sau khi ban tài chính mậu dịch kiểm tra đã nói rằng công ty có hành động làm rối kỷ cương.
Hiện thực nghiêm trọng đó đã cho Jimmy Telebi một bài học. Tháng 7 năm 1984, ông tuyên bố thay đổi phương thức và phương sách quản lý từ cơ bản. Quy định mỗi tuần phải họp, mỗi quý định kỳ kiểm tra, không hoàn thành yêu cầu chỉ tiêu định mức thì có đưa ra bao nhiêu lời giải thích lý do công ty cũng không bồi thường cho khoản 10% làm thêm giờ, tiền lương bị giữ lại 6 tháng, hạn kỳ bị thay đổi toàn bộ.
Qua một thời gian sau, phương pháp quản lý này quả là có hiệu lực. Nó không phủ nhận hoàn toàn những mặt tích cực của phương pháp quản lý trước đây, đồng thời tăng cường thêm tính kỷ luật, có tổ chức trong quản lý. Tình cảm con người vẫn tồn tại trong công ty, ví dụ như trong hồ sơ của mỗi nhân viên còn ghi rõ ngày sinh nhật của những con vật nuôi trong nhà. Vừa ân tình, vừa nghiêm khắc trong quản lý quả là có hiệu quả. Không lâu sau, kinh doanh tiêu thụ và lợi nhuận đã tăng 80%. Mức doanh nghiệp cũng đạt hơn 1 tỉ đô la. Có lúc phải cùng thể hiện sắc mặt đỏ (nghiêm khắc) và sắc mặt trắng (mềm dẻo). Chỉ mặt trắng, đối phương rất dễ coi thường, không biết trời cao đất dày là gì, cho là ta dễ bị bắt nạt. Chỉ mềm dẻo không cũng không được. Nhưng chỉ đỏ mặt không thôi, đối với bản thân sẽ tạo một ấn tượng không tốt, làm cho đối phương có ấn tượng ta như một hung thần. Cả hai mặt này phải được coi trọng như nhau, sử dụng luân phiên thì thu được kết quả thắng lợi.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét