Sau khi Cao tổ Lưu Bang chết, trên danh nghĩa Huệ Đế Lưu Doanh làm hoàng đế, nhưng thực tế quyền lực tập trung trong tay Lữ hậu. Bà ta khống chế đại quyền trong triều, vô hiệu hóa Lưu Doanh, phong chư hầu cho các anh em trong nhà. Lưu Bang sinh thời có thề rằng: "Phi Lưu thị nhi vương, thiên hạ cộng kích chi" nay thành ra lời nói suông.
Nhìn thấy tình cảnh đó, tả thừa tướng Trần Bình rất lấy làm buồn chán. Ông lo lắng về sự hưng vong của triều Hán, trong đó cũng can hệ tới sự thăng tiến, vinh nhục của bản thân. Trần Bình có thể nói là người thông minh, trước đây không ít lần cứu nguy cho Lưu Bang, thế nhưng trong tình trạng này cũng bó tay. Ông suy nghĩ trăn trở mà vẫn không ra kế sách, suốt ngày đóng cửa đọc sách suy nghĩ, không ra ngoài.
Hôm đó Lục Cổ không hẹn mà đến. ông bước vào đến phòng trong mà Trần Bình mải tập trung tư tưởng suy nghĩ không hay biết. Bọn họ biết nhau từ lâu, không cần nghi lễ phức tạp. Lục Cổ trực tiếp hỏi: "Đang nghĩ gì vậy". Trần Bình nghe tiếng của Lục Cổ không ngước mắt hỏi lại. "Túc hạ đoán xem". Lục Cổ không cần suy nghĩ đã đoán ra: "Túc hạ đã là thượng tướng, hưởng ấp 3 vạn hộ, phú quý cực điểm, quyết không phải là lo cho thân mình. Cái lo của túc hạ bây giờ có phải là lo cho sự chuyên quyền của họ Lữ không?".
Trần Bình không chút giấu giếm nói: "Đúng, nhưng không cách gì nghĩ ra giải pháp".
Lục Cổ đối với việc này sớm đã có dự tính trong lòng. Ông nói: "Thiên hạ yên, thiên hạ nguy, đều trông vào quân. Quan văn, quan võ hòa thuận sĩ đại phu sẽ quy phục. Thiên hạ có sĩ phu theo thì dù có biến cũng không đến độ mất đại quyền. Xem tương lai của xã tắc, đại quyền đang trong tay họ Lữ chứ không phải hai vị tướng quân. Tôi thường xuyên nói với Giáng Hầu Chu Bột, nhưng ông cho là tôi đùa, túc hạ tại sao không gây dựng mối quan hệ thâm tình với ông ta?" Lời của Lục Cổ khiến cho mắt Trần Bình sáng lên. Đúng thật, ta tại sao lại không nghĩ ra nhỉ. Hiện nay Chu Bột đang giữ trọng trách, Lữ hậu muốn chuyên quyền, nhưng về quân quyền vẫn chưa đoạt được. Chỉ cần nắm chắc được Chu Bột, thì có thể làm cho tướng quân hòa thuận, thì có thể giải quyết được họ Lữ.
Trần Bình rất tán thành ý kiến Lục Cổ, lấy 2500 lạng vàng giao cho Lục Cổ, nhờ mang đến chúc thọ Chu Bột. Trong bữa tiệc chúc thọ của Chu Bột, Trần Bình và Chu Bột đã thiết lập mối quan hệ. Sau này, Chu Bột cũng đáp lễ lại Trần Bình, mối quan hệ hai người thân mật hơn.
Để cảm tạ Lục Cổ, Trần Bình dâng tặng ông 100 gia nô, 50 cỗ xe ngựa, 500 vạn tiền. Lục Cổ không tiếc công sức tuyên truyền, rỉ tai các vị công thần trong triều. Thông qua kế sách, quả nhiên bình định được mối họa Lữ hậu. Trong quá trình đó, quả nhiên chứng minh lời dự đoán của Lục Cổ, Chu Bột có tác dụng quan trọng và quyết định nhất.
Giải quyết vấn đề lớn như loạn Lữ hậu, nếu không phái là có những kế sách chu toàn bí mật, không có khả năng suy xét, tiên tri thì sẽ vô cùng khó dẫn đến thành công. Đến một tài năng như Trần Bình mà cũng đành bó tay, thì có thể thấy mức độ khó khăn của tình hình. Lục Cổ đối với việc này trước hết suy tính, có kế hoạch trong đầu, sau khi suy nghĩ chín muồi, quyết đoán đem kế sách hiến lên Trấn Bình, xúc tiến thiết lập liên minh giữa Trần Bình và Chu Bột, sau đó mượn lực lượng của Chu Bột giải quyết vấn đề. Kế sách này quả là cao minh.
Thương trường hiện nay, thiết lập chiến lược ban đầu là quan trọng nhất, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới con đường phát triển lâu dài của công ty, xí nghiệp. Nếu lập kế hoạch tốt, được hưởng lợi cả đời, còn không sẽ chịu thất bại.
Những tài sản, vốn của Lizalan đã vượt qua Duban, Rockefeller của Mỹ, được công nhận là người giàu có thứ sáu trên thế giới. Hiện nay ông là chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Inilin, kiêm cố vấn kinh tế của chính phủ Indonesia.
Ông quốc tịch gốc là người huyện Phúc Thanh, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Gia đình nghèo khó, cha chết trong chiến tranh chống Nhật, bản thân ông vượt biển đến Indonesia, đầu tiên mở một cửa hàng tạp hóa.
Trong đầu ông có một tư tưởng, bản thân mình tuy đã ra nước ngoài, đến Indonexia, đất nước Indo là quê hương thứ hai, hưng vong của Indo gắn liền mật thiết với vận mệnh của mình. Từ tư tưởng đó, ông tham gia đội quân chống Nhật ở Indo. Cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan bước vào giai đoạn quyết liệt. Lizalan không đếm xỉa đến an nguy của bản thân, làm người cung cấp thương phẩm cho quân đội. Việc này cực kỳ nguy hiểm. Thực dân tiến hành phong tỏa, cấm vận quân cộng hòa, mà Lizalan chấp nhận nguy hiểm này làm người cung cấp thương phẩm, quả là đòi hỏi một sự dũng cảm vô cùng. Ông cung cấp cho quân đội thuốc men, lương thực và nhiều loại hàng cấp yếu khác. Tinh thần này của ông được nhiều người trong quân đội kính phục. Có một tốp quan quân trẻ tuổi thiết lập tình cảm thân thiết với ông, trong đó có cả tổng thống Xuhácta của Indo sau này. Trong cuộc chiến tranh Lizalan đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp giải phóng của Indo, đồng thời cũng tạo cơ sở về vật chất và chính trị cho việc phát triển của mình sau này.
Sau khi nước Indo độc lập, ông đi theo con đường thực nghiệm chấn hưng. Công việc thực nghiệm của ông là ngành có liên quan mật thiết tới quốc kế dân sinh như dệt, cao su, tiểu hợp kim, tiểu công nghiệp hóa công... Đừng nghĩ rằng đó là những ngành phụ, không có giá trị cao, nhưng với quy mô sản xuất lớn nên ông cũng thu được kết quả khả quan.
Năm 1957, ông lập nên ngân hàng tư nhân tên là "ngân hàng trung ương Asia" và sau này trở thành ngân hàng lớn nhất Indonexia.
Chính phủ Indo coi trọng chấn hưng công nghiệp dân tộc. Ngành nghề kinh doanh của Lizalan phù hợp với hiệu triệu của chính phủ, ông lập nên nhà máy sản xuất bột mì và xi măng. Sau những năm 80 ngành gia công bột mì của ông đạt mức yêu cầu trên 80%, trở thành nơi gia công bột mì lớn nhất châu á. Nhà máy sản xuất xi măng của ông chiếm lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trở thành hàng xuất khẩu có tiếng ở Đông Nam á.
Bởi vì Lizalan luôn đặt sự phát triển của mình cùng với sự phát triển của đất nước Indo, chính phủ Indo luôn coi trọng, tổng thống Xuhácta vẫn giữ mối quan hệ riêng mật thiết với ông. Hiện nay việc kinh doanh của ông đã vươn tới bốn châu lục Á, Phi, Âu, Mỹ, ngành nghề bao gồm xi măng, hóa công, điện tử, bất động sản, tiền tệ, bảo hiểm, du lịch, đường sắt v v. tổng cộng hơn 60 xí nghiệp con.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét