Trương Thích thời Hán Văn Đế giữ chức quan. Việc ông công tâm thi hành pháp luật làm cho nhiều người thời ấy có ấn tượng tốt khó quên.
Một lần đội quân Văn Đế vượt qua cầu Trung Vị, có một người từ dưới cầu nhảy lên, tóm lấy ngựa kéo xe của vua làm cho ngựa phát hoảng. Văn Đế cho vệ sĩ đem bắt giam người này, chờ trị tội. Trương Thích thẩm tra vụ án này, làm rõ ngọn ngành của nó. Thì ra người này không cố ý. Anh ta nghe tiếng lính la hét dẹp đường thì sợ quá nấp dưới chân cầu, khi thấy im ắng liền nhảy ra, không ngờ đúng lúc xe ngựa của hoàng đế đi tới. Trương Thích bắt người này nộp phạt rồi tha.
Sau đó Trương Thích bẩm lại hoàng thượng. Nhà vua tức giận quát: "Hắn làm cho ngựa của ta chứ không phải của ai khác phát hoảng. Nếu ngựa của ta không thuần thì làm đổ xe rồi". Trương Thích cũng không thay đổi quyết định mà từ tốn nói: "Pháp luật thì vua và trăm dân đều phải tuân thủ, theo quy định thì chỉ phạt như vậy thôi, nếu xử nặng dân sẽ mất tín. Bệ hạ giao việc này cho thần thì thần đem sự công bằng ra xét xử, nếu thần không chấp pháp thì trăm họ sẽ nghĩ sao? Xin bệ hạ minh xét". Vua ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: "Lời khanh có lý".
Lại có một lần có một tên ăn trộm lấy cắp chiếc vòng ngọc trước miếu Cao Đế Tông. Văn Đế rất phẫn nộ, giao tên trộm cho Trương Thích xét xử. Căn cứ theo luật pháp, ông kết hắn vào án phơi thây ngoài chợ. Nhà vua thấy chưa thỏa đáng muốn dùng hình phạt tru di. Trương Thích hạ mũ, xin bãi quan, ông nói với hoàng đế: "Theo pháp luật xử như vậy là đủ rồi. Ăn trộm một cái vòng ngọc ở miếu Cao Tổ mà tru di, thử hỏi nếu có kẻ đào một vốc đất ở mộ Cao Tổ thì xử tội gì?" Vua là người biết phải trái, nghe vậy khen Trương Thích công tâm hành pháp và Trương vì vậy được thiên hạ ca ngợi.
Định tội, thi hành pháp có công bằng hay không điều này có liên quan đến sự nghiêm khắc của bán thân pháp luật. Từ đó thấy rằng lượng hình, thi hành pháp có chuẩn hay không là sinh mạng của luật pháp. Sinh mệnh của thương trường ngày nay là gì? Có thể nói chất lượng sản phẩm, danh tiếng công ty là sinh mệnh đó. Nếu chất lượng hàng có vấn đề, danh tiếng công ty bị giảm sút, công ty đó khó mà đứng vững được.
Hầm để rượu của công ty Pomoteru hàng năm chứa 1500 vạn chai rượu vang, nhưng mỗi năm chỉ xuất 600 vạn chai. Tại sao lại làm vậy? Giám đốc tiếp thị của công ty nói "Rượu phải để trong hầm 5 năm, chúng tôi có ý giữ tình trạng cầu vượt cung, chỉ có như vậy rượu vang mới trở nên quý hiếm, bán với giá cao. Rượu của chúng tôi thường được chính phủ Pháp fax đến đặt hàng". Để bảo vệ sự nổi tiếng của nhãn hiệu, nhất định phải lấy phương châm: "quý vì hiếm, ít" làm tôn chỉ trong tiêu thụ. Nếu không, có ngày nhãn hiệu tràn ngập, hàng sẽ bị giảm giá.
Loại rượu nổi tiếng này có tiêu chuẩn chất lượng rất cao. Công ty chỉ chọn 4 loại nho của vùng vang làm nhiên liệu. Mỗi loại nho từ trồng đến thu hoạch đều có yêu cầu nghiêm khắc. Vì yêu cầu chọn lựa rất cao nên chỉ có vài chục nông trại trồng nho là nguồn cung cấp nguyên liệu. Nho ở mỗi trang trại không giống nhau cho nên hương vị rượu rất phong phú. Thế nhưng cùng một loại rượu vang thì mùi vị phải y như nhau. Làm thế nào? Họ đem rượu đóng chai, bịt kín lại theo cách cổ truyền, sau đó đặt nghiêng cho hơi chúc xuống. Mỗi ngày quay một phần tư vòng, tổng cộng quay hơn chục vòng, đến khi nào chất cặn trong rượu tập trung ở miệng chai mới mở nắp bỏ đi. Sau đó thêm CO2 vào từng chai theo đúng quy định kỹ thuật. Khi đổ chất cặn trên miệng chai phải nhanh, thao tác thuần thục. Bằng biện pháp ấy rượu đã rất ngon, sau đó lại để trong hầm từ 3 đến 5 năm mới đem bán. Do đó loại rượu vang của Pháp mới nổi tiếng khắp thế giới.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét