Thời Tây Hán Tuyên Đế, bọn người Di thường xuyên quấy nhiễu vì vậy Tuyên Đế liền phái Quang Lộc đại phu nghĩa cử An Quốc đi Tây. Thủ lĩnh bọn Di đòi di dân tới vùng bờ Bắc sông Hoàng Thủy. Chưa rõ được ý đồ của việc này Quang Lộc đại phu bèn truyền lại sự việc với triều đình. Lúc đó, tướng quân sử Triệu Song Quốc liền vạch ra ý đồ của bọn người Khương trong việc xin vượt sông là muốn cấu kết với Hung Nô, chống lại triều đình. Và sự thực diễn ra đúng như vậy thì vùng Tây Bắc sẽ dễ dàng lọt vào tay chúng. Quả nhiên sau đó ít lâu bọn Di này tự ý vượt sông Hoàng Thủy, các quan huyện, quận ở vùng này không kháng cự nổi.
Tuyên Đế vội hỏi Triệu Sung Quốc đối sách. Dựa vào sự hiểu biết của mình về bọn Di ông đưa ra ba đối sách. Thứ nhất, cho người tuần sát biên phòng, quân đóng ở vùng đó phải chuẩn bị tốt ứng biến, Thứ hai, theo dõi chặt chẽ mọi động thái của bọn người Khương. Thứ ba, nhân cơ hội giá thóc rẻ, mua 2 triệu đấu thóc để dùng cho lúc cần. Ba đối sách này được xây dựng trên cơ sở biết sức mình, sức địch, đảm bảo sẽ giành thắng lợi.
Hán Tuyên Đế lệnh cho lão tướng quân Triệu Sung Quốc đến Kim Thành tổ chức đội quân kỵ binh hơn 10.000 người, còn phái ba bộ phận nhỏ thừa lúc đêm tối vượt sông, sau đó cả đại quân đều lần lượt vượt sông Hoàng Thủy.
Khi đại quân vừa tới, mấy trăm tên giặc Di đã nhảy ra khiêu chiến. Bọn chúng liên hồi la hét, kích động tướng sĩ nhà Hán nghênh chiến. Triệu Sung Quốc bình thản lệnh cho quân sĩ "Ta từ xa tới, còn mệt mỏi, không thể lập tức tham chiến, bọn này đều là kỵ binh, không dễ đối phó, chúng có mưu đồ gì hay không, ta vẫn chưa làm rõ. Muốn đánh phải đánh tới cùng, triệt để, quyết không vì vài thằng giặc này mà lỡ việc quân". Thế là bọn Di có la hét thế nào thì quân Hán vẫn không động tĩnh.
Sau đó, Triệu Sung Quốc phái một tốp nhỏ đến núi gần đó trinh sát xem có phục binh hay không. Khi biết rằng không có ông lệnh cho quân trong đêm di chuyển vào hang núi. ông đã có sẵn dự định "Bọn Di không biết dùng binh, nếu bọn chúng cử người chặn ở cửa hang thì ta vẫn có cách thoát". Chính vì có sự tự tin và quyết tâm hình thành trên cơ sở hiểu rõ đối phương nên những kế hoạch, hành động của Triệu Sung Quốc rất chu đáo, thận trọng. Ông biết quân đội của chúng là tổ chức đồng minh của 200 bộ lạc kết hợp lại, không phải là khối thống nhất. Chỉ cần phía ta ổn định, bám trụ, bọn chúng sẽ tự phân loạn. Ngày nào ông cũng cho binh lính rượu thịt no say, kiên quyết không xuất binh. Còn bọn Khương thì sao . Lúc đó quả là trong nội bộ của chúng bắt đầu có rối loạn, đổ lỗi cho nhau: "Bảo đừng làm phản, các ngươi không nghe. Nếu triều đình phái lão tướng họ Triệu tới, ông ta hơn 80 tuổi rồi, mưu sâu, kế hiểm, dùng binh như thần, chúng ta mà đánh nhau với ông ấy thì khác gì trứng chọi đá".
Văn võ quan trong triều cho là Triệu Sung Quốc không dám xuất binh nên khuyên Hán Tuyên Đế hạ lệnh cho ông phải tấn công, Hán Đế liền làm theo. Triệu Sung Quốc vẫn không tấn công, ông nói đi nói lại với Hán Tuyên Đế các mối lợi hại, cuối cùng thuyết phục được Tuyên Đế thu lại lệnh.
Thấy quân lính của bọn Di đã có phần phân tán rời rạc, Triệu Sung Quốc cho chuẩn bị chu đáo. Đối phương hay tin quân Hán chuẩn bị tấn công thì hốt hoảng bỏ cả gươm, giáo tìm đường vượt sông chạy trốn. Ông cho binh sĩ truy kích một cách từ từ. Thủ hạ sốt ruột cho là như thế thì chậm quá. Triệu Sung Quốc bèn nói: "Bước đường cùng, không thể bức quá gấp, đuổi từ từ bọn chúng sẽ cuống lên mà nhảy xuống sông. Nếu truy sát ráo riết quá thì chó cùng dứt dậu”. Kết quả là quân Di kéo nhau lên một chiếc thuyền định vượt sông, đến giữa dòng thì thuyền bị đắm, quân Hán tiêu diệt hơn 500 tên còn lại, thu được 100.000 chiến mã, 4000 xe, thắng lợi giòn giã.
Triệu Sung Quốc thật không hổ danh là bậc chỉ huy quân sự kỳ tài. Ông biết bình tĩnh quan sát, chờ đợi thời cơ, biết mình, biết người, liệu việc như thần. Cái tuyệt diệu trong kế sách, mưu lược của ông chính là dựa theo thuyết "binh pháp Tôn Tử" với quan điểm nổi tiếng "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng". Trên thương trường ngày nay làm thế nào để xây dựng quyết sách trên cơ sở đã nắm rõ được tình hình của mình và đối phương chính là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng trăn trở.
Năm 1968 là thời điểm cạnh tranh của ngành vận chuyển dầu lửa thế giới. Vậy mà chàng trai trẻ 32 tuổi người Na Uy tên là Wahase đem 3 chiếc tàu chở dầu mà cha anh ta vừa mua về bán đi. Mọi người thấy vậy đều cười anh là không biết kinh doanh, tận dụng cơ hội kiếm tiền, hoặc cho rằng anh nhát gan không dám tham gia vào cơn sốt cạnh tranh. Nhưng Wahase đã sớm có suy nghĩ riêng của mình. Cha anh mất trước đó một năm, để lại cho anh một công ty vận chuyển hàng hải nhỏ. Anh nhận thấy bỏ một số tiền lớn để mua ba chiếc tàu chở dầu đối với một công ty qui mô nhỏ như của anh là không hợp lý, mạo hiểm. Nếu ngành vận chuyển này gặp bất trắc gì thì số vốn tồn đọng của công ty tập trung trên 3 chiếc tàu đó sẽ trở thành con số không. Thế là anh quyết định bán chúng đi, chuyển sang mua mấy chiếc tàu nhỏ vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu, sắt, thép. Ngành kinh doanh này tuy lợi nhuận không cao nhưng ổn định, phù hợp với công ty anh. Và anh đã nhanh chóng ký được nhiều hợp đồng dài hạn trên lĩnh vực này.
Năm 1973, chiến tranh Trung Đông bùng nổ, để biểu thị sự phản đối với các nước âu Mỹ, các nước xuất khẩu dầu trong khu vực bèn nâng cao giá dầu, có nước còn ngừng xuất khẩu. Hệ quả của sự kiện này là ngành vận chuyển dầu lửa từ chỗ làm không hết việc lâm vào tình trạng ế ẩm.
Lúc đó mọi người mới cảm thấy thán phục Wahase. Anh đã sớm định liệu được tình hình. Vì vậy, không những tránh được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà còn gặt hái được thành công trên lĩnh vực kinh doanh mới. Công ty của anh làm việc đều đặn, lợi nhuận tăng cao, đến năm 1990 trở thành một trong những công ty vận chuyển lớn nhất Na Uy với hơn 90 tàu thuyền, tổng trọng tải lên tới 1,2 triệu tấn, lại còn có các hạng mục đầu tư ở một số nơi trên thế giới.
Sự thành công của Wahase cũng là được xây dựng trên cơ sở biết mình, biết người, dũng cảm đưa ra quyết sách hành động.
Trước những năm 90, địa bàn mà hiện nay là khu thương nghiệp Tokyo, Nhật Bản còn là khu đất hoang sơ. Thế nhưng Zashumu, người sáng lập ra công ty Sanlang đã mua 7 vạn mét đất ở khu này với giá 1 triệu yên / m2. Nhiều người chê ông là ngốc nghếch. Vậy mà 30 năm sau đó, nơi này biến thành khu quy hoạch thương nghiệp sầm uất, giá đất tăng lên gấp 300 lần. Đến lúc đó mọi người mới giật mình trước con mắt nhìn xa trông rộng của ông.
Năm 1972, công ty lại mua một miếng đất với giá 15 triệu yên một m2 của hiệp hội truyền thống Tokyo, Nhật Bản, sự kiện này gây chấn động giới thương nghiệp. Thử nghĩ nếu không có dũng khí ban đầu bỏ một số tiền khổng lồ đi mua miếng đất hoang thì công ty làm sao có một số vốn khổng lồ để mua miếng đất sau này với giá cao như vậy.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét