Đã từng có công lao tỏ rõ uy lực của nước mạnh đối với các nước bên ngoài, từng có thời hoàng kim của con đường tơ lụa. Tuy vậy, các thành lũy lô cốt có ở khắp nơi trong nước lại cho mọi người thấy rằng, đây là một triều đại có nền kinh tế trung viên thuộc chế độ sở hữu đất đai. Phần lớn của cải không đem lại mức tăng trưởng của lực ngưng tụ, ngược lại khuynh hướng ly tâm trên chính trị ngày càng nghiêm trọng, các quan lại tranh giành quyền lực, độc đoán, chuyên quyền đã khiến triều chính lâm vào cảnh tăm tối trong một thời gian dài.
Nhà Hán là dân tộc chính của Trung Quốc. Triều đại hình thành tộc Hán là triều đại lần đầu tiên thống nhất, dung hòa với các dân tộc khác trong cùng đất nước, là triều đại giàu có và sáng tạo nền văn minh tinh thần. Vậy mà triều đại này đã tồn tại mấy trăm năm lịch sử, từ lúc còn trẻ khỏe đến khi về già, những thành tựu huy hoàng mà nó tạo ra được truyền lại cho đời sau.
Ban Siêu tuy sinh ra trong một gia đình dòng dõi viết sử, cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố, đều là những sử gia nổi tiếng, riêng bản thân ông từ nhỏ đã thích học tập Trương Hiên đời Tây Hán trở thành nhà hoạt động đối ngoại. Thời Minh Đế, Đông Hán, ông tham gia cuộc chiến với quân Hung Nô, tướng quân lúc ấy thấy ông có tài bèn tiến cử với triều đình cho ông đi sứ Tây Vực.
Ban Siêu đem theo đoàn sứ thần ngoại giao Đông Hán đặt chân đến nước Thiện Thiện. Lúc đầu, quốc vương đối đãi rất thịnh tình, nhưng sau cứ lạnh nhạt dần. Ban Siêu nói với bộ hạ. "Các ngươi có biết tại sao quốc vương đối xử với chúng ta lạnh nhạt, vô lễ không? Theo ta nhất định là sứ thần Hung Nô đã tới đây khiến cho quốc vương không biết xoay sở ra sao”. Để kiểm chứng ông cho gọi người hầu đến, giả bộ đã biết hết mọi chuyện, hỏi: "Sứ thần Hung Nô đến đã mấy ngày rồi, không biết là nghỉ ở đâu?" Người hầu này vốn được lệnh giữ kín chuyện sứ thần Hung Nô, nghe hỏi vậy liền đem mọi chuyện ra kể hết.
Ban Siêu có tất cả 36 sứ sĩ, ông cho họ tập trung lại, uống rượu. Đang khi uống ngà ngà ông liền nói: "Mọi người đều giống như ta, đến đây từ Trung Nguyên xa xôi và đều vì muốn lập công với triều đình. Hiện nay, sứ thần Hung Nô đã tới đây, thái độ của Thiện Thiện quốc vương đối với chúng ta thì lạnh nhạt như vậy. Nếu như quốc vương dâng nộp chúng ta cho bọn Hung Nô thì e khó bề xoay xở, vậy mọi người tính sao?” Bộ hạ đồng thanh nói "Xung quanh chúng ta đều là nguy hiểm, sống chết gì chúng tôi cũng xin nghe Tư mã". Ban Siêu thấy tình hình đúng như dự kiến bèn nói: "Tốt, không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con. Hiện nay chỉ có một biện pháp đó là nhân đêm tối, nổi lửa đốt doanh trại chúng, làm cho bọn Hung Nô không biết được ta có bao nhiêu người, vừa thừa cơ tiêu diệt chúng luôn. Chỉ cần trừ khử được bọn sứ thần này quốc vương nước Thiện Thiện sẽ kinh sợ, như thế là lập công lớn rồi". Mọi người đều khen kế hay.
Sau khi trời tối, Ban Siêu dẫn theo sứ sĩ thuộc hạ tiến về doanh trại sứ thần Hung Nô. ông ra lệnh cho 10 sứ sĩ vác trống, thanh la nấp ở sau doanh trại Hung Nô, dặn họ khi thấy có lửa thì lập tức gõ trống, la hét. Số người còn lại cầm gươm, mũi tên mai phục ở phía tây. Ban Siêu châm lửa, lửa theo chiều gió cháy ngùn ngụt. Tiếng trống, la hét bốn phía khiến sứ thần Hung Nô sợ vỡ mật. Ban Siêu giết chết 3 người, quân mai phục giết được hơn 30 người, còn hơn 100 người bị lửa thiêu cháy.
Ngày hôm sau, Ban Siêu cho mời quốc vương tới cho xem thủ cấp của sứ thần Hung Nô, quốc vương sợ đến nỗi không nói được. Ban Siêu còn dùng nhiều biện pháp uy hiếp khác, cuối cùng đạt được mục đích, giành phần thắng, phần lợi về cho triều đình. Công lao của Ban Siêu chẳng mấy chốc đến tai hoàng đế, hoàng đế hết lời khen ngợi phong ông làm quân tư mã và lại cho đi sứ Tây Vực. Tướng quân định cấp thêm quân cho ông thì ông cười mà nói rằng: "Thần chỉ cần 30 người như lần trước là đủ, người đông, lại không nắm rõ tình hình chỉ thêm rắc rối".
Bất luận là quan trường, chiến trường hay thương trường, tinh thần "không vào hang cọp, không bắt được cọp con" thì người chỉ huy nào cũng phải có, nó vừa là dũng khí, vừa là trí mưu. Dựa vào tinh thần này cùng với tài sắp đặt mưu kế phi phàm, Ban Siêu đã giết được bọn sứ thần Hung Nô, lật ngược thế bị động của cả đoàn ngoại giao. Trên thương trường ngày nay, khắp nơi đều có cạm bẫy, nguy hiểm, làm thế nào để cưỡi lên đỉnh sóng, san bằng nguy hiểm, dùng sự can đảm và mưu trí hóa nguy thành an là điều thiết yếu của mỗi xí nghiệp, mỗi một lãnh đạo. Không có tinh thần: "Không vào hang cọp không bắt được cọp con" thì việc hóa nguy thành an chỉ là lời nói rỗng không.
Công ty dầu khí Shell của Mỹ là một trong những công ty về năng lượng lớn nhất thế giới. Nó có hơn 100 năm lịch sử, phạm vi kinh doanh phủ khắp hơn 100 quốc gia, khu vực. Tổng thu nhập của công ty năm 1990 là 107 tỉ đô la, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau công ty xe hơi General. Đối với những tập đoàn công ty lớn xuyên quốc gia như Shell, những rủi ro, thử thách phải đối mặt rất nhiều. Bởi vì tất cả những cái bất ngờ phát sinh trong kinh doanh, hoặc sự việc ngoài ý muốn đều ảnh hưởng trực tiếp tới công ty. Đối mặt với những thử thách ấy nhưng công ty luôn vững vàng. Hơn nữa lại còn chủ động đối đầu với thử thách, đưa ra dự tính về những tình huống có thể phát sinh, cố gắng hạ rủi ro tới mức thấp nhất. Vì vậy công ty thiết lập nên ba tuyến phòng đạo:
Thứ nhất là phân tán địa lý. Công ty có điểm thăm dò dầu khí và khí đốt thiên nhiên ở trên 50 quốc gia, có nhà máy luyện dầu ở 34 quốc gia, sản phẩm tiêu thụ ở trên 100 nước. Phương Đông gặp rắc rối đã có phương Tây hỗ trợ, thị trường phương Nam đen tối đã có phương Bắc gánh đỡ. Sự phân bố về địa lý này khiến cho rủi ro cũng được phân tán. Do đó nếu có ảnh hưởng tới sản xuất cũng không đến nỗi tuyệt mệnh. Thứ hai là đa dạng hóa sản xuất. Mặt hàng chính của công ty là dầu khí và khí đốt thiên nhiên. Thế nhưng ngoài hai mặt hàng chính này công ty còn kinh doanh gas, công nghiệp hóa chất, kim loại màu... Nếu như dầu khí, khí đốt gặp rủi ro thì các ngành này sẽ là cây cột chống đỡ.
Cách phòng thủ thứ ba của công ty là phản ứng nhanh trước những sự việc đột xuất. Thế cục thế giới thiên biến, vạn hóa, lực lượng chuyên môn tổ chức của công ty, luôn theo dõi sát sao tình hình kinh tế, chính trị của các nơi trên thế giới, kịp thời đưa ra những đối sách trước các biến đổi, làm tốt công tác chuẩn bị để thích nghi với biến đổi ấy. Do vậy cảm giác về "nguy cơ" hay rủi ro thường trực khắp nơi trong công ty. Các chi nhánh công ty ở các nơi mỗi năm đều phải tổ chức bốn lần diễn tập về tình huống đột ngột bị cắt đứt đường dây cung cấp dầu. Công ty có 122 đội thuyền lớn vận chuyển xăng dầu, nếu xảy ra chuyện gì, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiếp viện. Những cuộc diễn tập như thế gia tăng tốc độ năng lực ứng biến khi phát sinh tình hình ở các công ty con.
Cảnh giác trước sự cố, nguy cơ... khiến cho năng lực xử lý sự cố tình huống của công ty được tăng lên mạnh mẽ, chống chọi được với những cơn lốc biến đổi thường xuyên của kinh tế thế giới. Theo thống kê cũ, mấy năm qua, giá dầu bán ra của công ty luôn thấp hơn so với giá bình quân thế giới. Và điều này cũng góp phần lớn mang lại lợi nhuận cho công ty.
( Source : Mưu Trí Thời Tần - Hán - Các tác giả : Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm, Chu Chính Thư )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét