Thời xưa ở Nhật, người ta dùng lồng đèn làm bằng tre và giấy và đèn cầy bên trong. Một người mù đến thăm bạn vào một đêm nọ và được người bạn đưa cho một lồng đèn để mang về.
“Tôi không cần lồng đèn,” anh mù nói. “Tối hay sáng cũng vậy với tôi thôi.”
“Tôi biết anh không cần lồng đèn để thấy đường,” bạn của anh trả lời, “nhưng nếu anh không có đèn, người ta có thể đụng anh. Anh phải cầm lấy.”
Anh mù cầm lồng đèn đi, chỉ được một quãng ngắn là đã có ai đó đâm đầu vào anh. “Nhìn đường mà đi!” anh mù mắng người lạ. “Anh không thấy cái lồng đèn này sao?”
Bình:
Điều gì là “điều rốt ráo” ta cần phải học?
“Ta phải tự thấy được ánh sáng. Người khác có cho ta ánh sáng thì cũng vô dụng nếu ta không thấy được ánh sáng. Chỉ có ta mới khai mở được trí tuệ của chính ta. Chỉ có bạn mới đem đến giác ngộ cho chính bạn.”
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Teaching the Ultimate
In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man, visiting a friend one night, was offered a lantern to carry home with him.
“I do not need a lantern,” he said. “Darkness or light is all the same to me.”
“I know you do not need a lantern to find your way,” his friend replied, “but if you don’t have one, someone else may run into you. So you must take it.”
The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him. “Look out where you are going!” he exclaimed to the stranger. “Can’t you see this lantern?”
“Your candle has burned out, brother,” replied the stranger.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét