Ads 468x60px

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Kế 24 - Giả ngây giả ngô

Giả ngây giả ngô
1. Câu chuyện xuất xứ

Có một gia đình khá giả nọ, hai vợ chồng sinh hạ được một cô gái xinh đẹp lại nết na. Đến tuổi cập kê, cha mẹ cô nuôi ý định gả cho con trai một nhà hào phú trong vùng.

Nhưng ngờ đâu, cô con gái đã thầm yêu trộm nhớ người con trai một gia đình bán hàng rong, chiều chiều vẫn đi ngang qua cửa sổ nhà nàng. Rồi một hôm, cô gái tâm sự với mẹ về mối tình đó và mong cha mẹ chấp thuận. Nào ngờ, biết được điều ấy, cho rằng không “môn đăng hộ đối”, cha mẹ cô gái không những không bằng lòng mà còn quyết làm sao để cô gái phải cưới ngay cậu con trai của nhà hào phú.

Cô gái đau khổ trở nên ủ dột, suốt ngày không hề nói một lời, nhưng cũng không thể lay chuyển được ý đồ của cha mẹ. Cho đến một hôm, cô gái nghĩ ra diệu kế.

Cô gái tỏ ra chấp thuận ý muốn của cha mẹ “đặt đâu ngồi đấy”. Thấy vậy, cha mẹ cô gái lấy làm vui mừng báo tin cho nhà hào phú sang hỏi vợ cho con trai.

Đến ngày hẹn, cô gái dậy sớm, cười nói vui vẻ, tỏ ra rất mong đợi được ra mắt nhà trai, rồi xin cha mẹ cho lui vào phòng riêng để trang điểm. Cha mẹ cô gái mừng rỡ cất đi được mối lo về cô con gái rượu của mình .

Khi nhà hào phú và con trai mình đến nhà cô gái, tất cả đều hồi hộp chờ giây phút đôi trai giá gặp nhau... Nhưng thật là kinh hoàng, mọi người đều sững sờ khi thấy cô gái từ trong phòng mình bước ra trong bộ áo váy xộc xệch lại nhàu nát, tóc tai bù xù như không chải, mặt mũi đã buồn thiu thỉnh thoảng lại toét miệng cười cực vô duyên. Vào câu chuyện, cô chẳng hề hé răng một lời còn vẻ mặt thì cứ như thể dở người... Phải đến lúc cha mẹ giục thì cô gái mới cầm chiếc ấm, thay vì rót trà vào chén thì cô lại vụng về để nước tràn lênh láng ra bàn... Không thể chịu nổi đuợc thêm nữa, vợ chồng phú hào và cậu con trai quý tử vội vã đứng dậy cáo lui, để khỏi phải rước một cô gái dở người về làm dâu nhà mình.

Nhưng chỉ riêng bà mẹ của cô gái thì hiểu ra rằng con gái mình đã làm như vậy để giữ gìn mối tình chung thủy với chàng trai nhà vợ chồng người bán hàng rong mà mình đã yêu dấu. Thế là cô gái đã giả ngây giả ngô để đạt được ý muốn và tự bảo vệ hạnh phúc của mình.

2. Cốt lõi của kế sách

Làm cho người khác hiểu sai về tình trạng năng lực của mình sẽ vô hiệu hóa ý chí và sự tác động của người khác tới mình

3. Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh:

Làm đối thủ cạnh tranh mất cảnh giác, đánh giá sai về khả năng và ý định của mình để gia tăng sức cạnh tranh trên thương trường.

MỘT SỐ MINH HỌA VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG KẾ SÁCH

1. Cố ý hiểu lầm làm cho đàm phán thành công

Một công ty Mỹ nhận thầu được một nhà máy lọc dầu ở Kuwait và gọi thầu phụ. Một công ty kỹ thuật Tây Ban Nha có quy mô và thực lực khá lớn tham gia đấu thầu. Đến khi chuẩn bị kết thúc đàm phán, Mỹ lại đưa ra yêu cầu giảm giá 2% trên cơ sở bao thầu cũ để giảm chi phí cho mình. Đại biểu Tây Ban Nha đề nghị hoãn đàm phán để hội ý.

Một giờ sau, phía Tây Ban Nha tuyên bố họ đã theo yêu cầu giảm giá của phía Mỹ, và gửi kèm theo bản giải trình quy cách của công trình, nêu ra một số hạng mục có thể bỏ đi để giảm bớt được giá thành xuống 2%.

Phía Mỹ cho rằng phía Tây Ban Nha có sự hiểu lầm lớn liền cố gắng giải thích rằng họ muốn giảm 2% giá thành nhưng vẫn giữ nguyên các hạng mục cũ.. Trong khi đó Tây Ban Nha cứ làm như không hiểu ý của phía Mỹ nên chỉ đề xuất các vấn đề kỹ thuật để có thể giảm bớt hạng mục trong công trình. Họ còn đưa ra các phương án kỹ thuật đầy tính thực thi trong việc giảm bớt các hạng mục nhằm giảm giá thành xuống không những là 2% mà còn có thể đến 3%. Trong các cuộc thảo luận dó, phía Tây Ban Nha càng lúc càng bộc lộ những hiểu biết sắc sảo về kỹ thuật. Thế nhưng, cuộc đàm phán không thể thống nhất được. Cuối cùng phía Tây Ban Nha đề nghị xem đã kết thúc được đàm phán hay chưa và nói “Quý vị có lựa chọn phương án giảm giá nào không?” Đến lúc này thì đại diện Mỹ một mặt đã yên tâm về năng lực của Tây Ban Nha, mặt khác không có cách gì để đề xuất giảm giá mà giữ nguyên được các hạng mục công trình. Cuối cùng họ cũng chấp nhận ký với Tây Ban Nha hợp đồng nhận thầu với chi phí như cũ.

* Cách thức áp dụng kế sách:

Trong tình thế bị đối tác có lợi thế hơn đưa ra những điều khoản ép buộc, công ty Tây Ban Nha đã cố ý hiểu sai vấn đề mà đối tác đặt ra. Trong đàm phán, điều cấm kỵ nhất là không hiểu được ý của đối tác nhưng động thái này là lại là hành động rất tỉnh táo bởi vì nếu đồng ý với những yêu cầu của đối tác thì Tây Ban Nha sẽ phải chịu những điều khoản bất lợi trong hợp đồng, còn nếu không đồng ý thì nguy cơ không ký được hợp đồng rất lớn. Vì cố ý hiểu sai vấn đề nên Tây Ban Nha đã khéo léo gắn được việc giảm chi phí với cắt bỏ các hạng mục, làm cho cuộc đàm phán đổi hướng. Cuối cùng đối tác phải chấp nhận xóa bỏ điều khoản bất lợi kia.

2. Bột cà ri không cay

Chủ tịch Hội đồng quản trị Pusang - công ty công nghiệp thực phẩm House Nhật Bản trong lúc tình trạng cạnh tranh đang gay gắt trên thị trường đã quyết định tìm ra một hướng đi mới. Ông nhận thấy ca ri là một loại gia vị được nhiều người ưa thích vì mùi vị đặc trưng của nó. Tuy nhiên do rất cay nên gia vị này không phù hợp với khẩu vị rất nhiều người. Vì thế ông quyết định tung ra thị trường loại sản phẩm khác hẳn với loại bột cà ri thông thường. Đó là “ bột cà ri không cay”.

Để triển khai việc đó, ông chủ tịch cho tổ chức một buổi họp mặt giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu bột ca ri, các giới chức trong ngành công nghiệp thực phẩm và các cơ quan thông tấn báo chí. Trong buổi họp mặt đó, ông công khai nói rằng “Bột ca ri dù ngon nhưng không hợp khẩu vị với đa số dân chúng Nhật Bản do nó quá cay. Tương lai của loại gia vị này sẽ thuộc về loại bột cà ri không cay mà ông sắp triển khai.” Thật là một hành động dại dột trước đông đảo giới thực phẩm đang kinh doanh loại gia vị đó. Khi ấy giới công nghiệp và thực phẩm đều chế giễu ông, có người còn làm nhục ngay trước mặt ông nói rằng chẳng bao giờ có loại bột cà ri tạp nham trộn với mật ong và táo. Phản ứng của những người trong ngành gay gắt như vậy là do thời bấy giờ, khắp mọi nơi trên thế giới, cà ri đều có vị cay. Việc xuất hiện một loại cà ri không cay là một điều tưởng chừng như không thể chấp nhận được.

Dưới sức ép của dư luận, những người đứng đầu nhà máy hoang mang. Công nhân trong xưởng bắt đầu nghi ngờ sự thành công của loạt sản phẩm mới này. Trong khi đó ông chủ tịch hội đồng quản trị vẫn cho tiến hành sản xuất.

Đúng như dự đoán của ông chủ tịch, loại bột cà ri khiến Pusang gọi là điên ấy vừa mới chào đời chưa đầy một năm đã trở thành thứ thực phẩm bán chạy nhất trên thị trường Nhật Bản do đã đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn khách hàng không dùng gia vị cay. Trong năm thứ 2 đã tiêu thụ được hơn một tỷ lọ khiến cho giới sản xuất thực phẩm giật mình kinh hãi.

* Cách thức áp dụng kế sách

Sự thành công của công ty House cũng như sản phẩm “bột cà ri không cay” xuất phát từ tầm nhìn và sự nhạy bén trong kinh doanh của ông chủ tịch. Chính sự bình luận và phản đối gay gắt của những người trong ngành xuất phát từ hành động được coi là dại dột ấy của ông đã mở màn việc đưa khái niệm “bột cà ri không cay” vào trong tâm trí người tiêu dùng, giúp cho loại sản phẩm này gặt hái được thành công rất lớn khi được đem vào thị trường tiêu thụ.

3. Xe chữ A của hãng Ford

Đầu những năm 20 là thời kỳ vươn lên toàn diện của công nghiệp chế tạo ôtô nước Mỹ. Ấy thế mà hãng ôtô Ford nổi tiếng nước Mỹ với kiểu ôtô chữ T rẻ tiền lại đang đứng trước một đòn thử thách. Lúc bấy giờ, các hãng ôtô lớn của Mỹ thi nhau cho ra đời những loại ôtô đít vịt màu sắc tươi tắn, thoả mãn được sự yêu thích đa dạng của người tiêu dùng, bởi vậy mà tiêu thụ dễ dàng. Ôtô của hãng Ford thì vẫn giữ nguyên màu đen và dáng kiểu cũ nên tiêu thụ rất ì ạch.

Đứng trước sự khiêu khích mạnh mẽ và cục diện gay go ấy, các nhà đại lý cũng như những nhân viên quản lý sản xuất của hãng luôn luôn đòi hỏi sản xuất ra những loại ôtô hợp thời trang. Đáp lại, ông Ford bình thản nói ôtô chữ T đã có công lao lớn cho hãng chúng ta vươn lên lần thứ nhất, nó đã để lại cho người tiêu dùng một ấn tượng rõ ràng và sâu sắc. Tại sao chúng ta lại tham cái xa bỏ qua cái gần, dùng màu sắc và kiểu dáng khác để khuấy đục ấn tượng của người ta đối với ôtô Ford.

Để đối phó với tình thế khó khăn, hãng ôtô Ford đã tinh giản công nhân, cho một số thiết bị dừng sản xuất, thậm chí đổi ca đêm sang làm ban ngày để tiết kiệm tiền điện. Việc đó làm xôn xao dư luận trong và ngoài hãng, không ít lời ong tiếng ve cho rằng ông chủ tập đoàn Ford đã không còn đầu óc nhạy bén như trước nữa

Trong khi đó, ông chủ hãng Ford đã cho người mua tàu thuyền cũ, tháo dỡ ra rồi luyện thép vỏ tàu thuyền cũ thành các loại thép chế tạo ôtô, đã hạ được rất nhiều giá thành chế tạo ôtô. Cuối năm 1972, những chiếc ôtô kiểu chữ A màu sắc hài hòa, nhỏ nhắn lịch sự, giá cả rất hạ đã xuất hiện trên thị trường. Xe kiểu chữ A là loại được cải tiến trên cơ sở chữ T, nhẹ nhàng mà thanh thoát vừa cổ kính lại lịch sự, khiến người ta cảm thấy vừa mới mẻ lại vừa quen thuộc. Xe kiểu chữ A xuất hiện trên thị trường đúng như dự đoán đã tạo nên sự vươn lên lần thứ 2 của hãng Ford.

*Cách thức áp dụng kế sách

Hãng xe Ford do phát minh ra xe chữ T nên từ sớm đã xác định được chỗ đứng của mình trong ngành công nghiệp chế tạo ôtô nước Mỹ. Lần này, trước sự khiêu chiến của các hãng khác bằng màu sắc, kiểu dáng, hãng Ford không hề nghênh chiến mà đã vẫn chấp nhận thua lỗ để duy trì loại xe cũ, bỏ qua mọi lời gièm pha và phản ứng gay gắt của các đại lý. Phản ứng như vậy là do hãng Ford đã cố ý hành động, mặc dù duy trì loại xe cũ nhưng vẫn cải tiến mẫu mã đẹp hơn với giá thành hạ hơn nhiều để chiếm lĩnh thị trường.

4. Đơn hàng nhiều – chán lao động

Một bộ lạc dân tộc thiểu số có sở trường đặc biệt đan mũ bằng tay được thị trường quốc tế rất ưa chuộng.Trong số đó, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là nước Mỹ. Sau nhiều lần đặt hàng với số lượng lớn, nhà buôn Mỹ đề xuất giảm giá nhưng tù trưởng không đồng ý.

Lần này sau khi đặt một đơn hàng lớn, người Mỹ ra yêu cầu phải giảm giá, nếu không sẽ không hợp tác nữa. Yêu cầu này đặt vị tù trưởng vào một tình thế khó khăn bởi vì mức giảm giá của đối tác người Mỹ là quá lớn, lại không thể đảm bảo được rằng ông ta sẽ không tiếp tục đưa ra yêu cầu đòi giảm giá cho những lần tiếp theo. Suy nghĩ mãi, cuối cùng vị tù trưởng tìm ra một cách để thoát khỏi tình hình.

Ngày hôm sau, sau khi gặp mặt người Mỹ nọ, ông tù trưởng nói với khối lượng sản phẩm như vậy, họ sẽ tăng giá lên 15%. Ông người Mỹ lấy làm kinh ngạc, nghĩ rằng vị tù trưởng không tỉnh táo nhưng vị tù trưởng nói rằng “Chính vì ông đặt hàng với một số lượng lớn, người của chúng tôi phải lao động nhiều lần thấy chán nên phải tăng giá”. Nhà buôn Mỹ thấy suy nghĩ đó thật kỳ quặc thậm chí “ấu trĩ” bèn ra sức giải thích, đưa ra những lý lẽ mà bất kỳ người làm ăn buôn bán nào cũng có thể hiểu được. Thế nhưng người tù trưởng dường như không thể hiểu. Ông ta chỉ khăng khăng đòi tăng giá thành do người của bộ tộc sẽ chán làm việc. Thất bại trong việc đàm phán với ông tù trường, nhà buôn Mỹ đành phải rút số lượng xuống như cũ. Nhưng do đơn hàng lần này lớn quá, nếu rút xuống ông ta phải đi lại rất nhiều lần. Chi phí dành cho việc đi lại đó làm cho giá cả của lô hàng tăng lên rất nhiều, vượt qua 15%. Vì thế ông người Mỹ cuối cùng đành phải chấp nhận mức giá tăng 15% cho lô hàng của mình.

*Cách thức áp dụng ví dụ 

Vị tù trưởng đã áp dụng thành công kế sách này để thoát khỏi tình cảnh bị ép phải giảm giá. Ông đã biết tận dụng rất tốt lợi thế khác biệt giữa các nền văn minh để thực hiện kế sách này, làm cho người Mỹ không những không giảm giá được mà lại tăng giá thành với số lượng đơn hàng lớn.

5. Vờ để lộ văn kiện mật

Một nhà buôn thiết bị cơ khí Mỹ thường cố ý để lọt một vài tập tài liệu mật cho đối thủ đàm phán biết. Với phương pháp này ông ta luôn là người chiến thắng trong đàm phán.

Một lần ông ta nhận thầu việc bố trí toàn bộ thiết bị cơ khí của công ty Vũ trụ Mỹ. Khối lượng công việc này rất lớn nên ông quyết định tìm vài nhà thầu con với giá khá thấp. Mỗi nhà thầu con đến ông ta đều tiếp đón một cách nồng nhiệt. Trong quá trình thảo luận, ông ta thường kiếm cớ ra khỏi phòng khách một lát để đối tác ở lại một mình trong phòng. Các đối tác đều vô tình phát hiện thấy bản báo giá viết tay của các nhà thầu khác ông ta để quên trên bàn. Ông ta biết rằng người gọi thầu rất ít khi chống trả được sự cám dỗ của giá thấp, muốn thắng trong cạnh tranh nhận thầu họ phải trả giá nhận thầu thấp hơn bản báo giá của đối thủ một chút. Họ không biết rằng bản báo giá đó là do ông cố ý để hớ hênh ra đó. Nhờ đó mà ông ta luôn luôn đạt được mức giá bỏ thầu thấp nhất và thu được lợi nhuận rất cao.

*Cách thức áp dụng kế sách

Kế sách Giả ngây giả ngô ở đây được áp dụng hết sức ngoạn mục. Trong đàm phán, đặc biệt là trong các vụ gọi thầu, giá cả bao giờ cũng là phần quan trọng nhất, phần bảo mật nhất. Nhà buôn kia đã giả vờ để lộ văn kiện mật làm cho các nhà thầu không phán đoán được thực giả của thông tin, sơ hở mà không sơ hở để đạt được mục đích của mình là cung cấp cho nhà thầu thông tin giả về mức giá cần đàm phán.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét