Ads 468x60px

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Lá thư cho người sắp chết

Bassui viết lá thơ sau đây cho một đệ tử sắp chết”

“Thể tính của tâm của con không hề được sinh ra, nên nó không bao giờ chết. Nó không phải là hiện hữu–hiện hữu có thế hư mất. Nó không phải là hư không—hư không chỉ là một khoảng trống. Nó không có sắc màu và hình thái. Nó không hưởng thụ khoái lạc và không đau đớn với khổ nạn.

“Thầy biết con bệnh nặng. Là một thiền sinh sinh giỏi, con đang đối diện bệnh tật thẳng mặt. Con không biết chính xác là ai đang đau khổ, nhưng hãy tự hỏi mình: Cái gì là thế tính của tâm này? Quán chiếu điều này thôi. Con chẳng cần gì hơn nữa. Đừng ham muốn gì. Tận cùng của con là vô tận, là một hoa tuyết tan trong không khí trong lành.”

Bình:

“Tôi từ đâu đến, và sau khi chết thì tôi đi đâu?” Đây là câu hỏi cốt yếu nhất, câu hỏi khởi đầu và là câu hỏi cuối cùng, của tất cả mọi truyền thống triết l‎ý hay tâm linh.

Một câu hỏi khác, cùng ‎ nghĩa như câu trên nhưng chỉ khác từ, là: “Cái tinh yếu của tôi là gì? Thể tính của tôi là gì?”

Phật gia trả lời:Hoa tuyết tan trong không khí, vì hoa tuyết từ không khí mà đến—hơi nước trong không khí gặp lạnh đông thành hoa tuyết, tuyết tan thành nước lại bốc hơi vào không khí. Hoa tuyết là không khí tạm xuất hiện khi gặp lạnh, biến mất vào không khí khi hết lạnh.

Ta là Không, tạm xuất hiện là người khi gặp đủ điều kiện thành người, và biến mất vào Không khi gặp đủ điều kiện để tan rã.

Thể tính của tâm ta, cũng như thể tính của tất cả mọi thứ trong vũ trụ là “Không”.

“Không” bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm—“Không” chẳng sinh chẳng diệt chẳng dơ chẳng sạch chẳng tăng chẳng giảm (Bát Nhã Tâm Kinh), chẳng là có, cũng chẳng là không có…

“Không” là tuyệt đối.

Tất cả mọi “tính cách” mà ta gán cho một vật –sáng, dài, tối, lớn, nhỏ, đẹp, xấu, hiện hữu, chẳng hiện hữu, màu sắc, hình thế, hưởng thụ khoái lạc, đau đớn với khổ nạn, có giới hạn, có tuổi tác…–đều không dùng được với “Không”, vì “tính cách” là tương đối, mà “Không” là tuyệt đối.

“Không” vượt ra ngoài mọi giới hạn của tính cách, nên ta không thể mô tả “Không” cách nào cho đúng, ngoài cách gọi “Không” là “Không”, và chẳng nói thêm gì cả.

Từ “Không” mọi sự sinh ra, kể cả tâm ta và thân ta. “Không” là thể tính của tâm ta và thân ta.

Nếu ta biết là ta từ “Không” mà đến và lại trở về “Không” thì ta biết rằng ta chẳng có khởi đầu, chẳng có kết thúc, chẳng có sinh chẳng có tử, chỉ thỉnh thoảng hiện ra trong thân thể này hay hình thể khác, như những con sóng lên xuống của đại dương, thế thôi. Sóng không có sinh và tử, vì thực ra sóng là đại dương, luôn ở đó.

(Trần Đình Hoành dịch và bình) 

A Letter to a Dying Man

Bassui wrote the following letter to one of his disciples who was about to die:

“The essence of your mind is not born, so it will never die. It is not an existence, which is perishable. It is not an emptiness, which is a mere void. It has neither color nor form. It enjoys no pleasures and suffers no pains.

“I know you are very ill. Like a good Zen student, you are facing that sickness squarely. You may not know exactly who is suffering, but question yourself: What is the essence of this mind? Think only of this. You will need no more. Covet nothing. Your end which is endless is as a snowflake dissolving in the pure air.”

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét