Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi xa một mình như là một hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật thời đó, Gudo đến gần một làng nhỏ tên Takenada. Trời đã tối và mưa rất lớn. Gudo ướt sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà gần làng ngài thấy có bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua vài đôi khô.
Một người đàn bà mang dép ra cho ngài và, thấy ngài ướt sũng, bèn mời ngài vào nhà chị trú qua đêm. Gudo nhận lời, cám ơn chị. Ngài vào nhà, tụng một bài kinh trước bàn thờ gia đình. Sau đó ngài được giới thiệu đến mẹ và các con của chị. Thấy cả nhà có vẻ trầm uất, Gudo hỏi có chuyện gì không ổn.
“Chồng con là người mê cờ bạc and say sưa,” chị nói. “Khi anh ấy thắng, anh uống say và trở nên dữ dằn. Khi thua, anh vay tiền của người khác. Đôi khi say quá mức, anh không về nhà luôn. Con làm gì được bây giờ?”
“Tôi sẽ giúp anh ấy,” Gudo nói. “Tôi có tiền đây. Chị mua dùm tôi môt bình rượu lớn và ít đồ ăn. Xong rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.”
Khi anh chồng về nhà lúc nửa đêm, say mèm, anh rống: ‘Ê, vợ, tôi đây. Có gì cho tôi ăn không?”
“Tôi có chút ít cho anh,” Gudo nói. “Tôi bị kẹt mưa và vợ anh rất tử tế, hỏi tôi ở lại đây qua đêm. Để trả ơn tôi đã mua một ít rượu và cá, vậy anh ăn luôn một thể.”
Anh chồng vui vẻ. Uống một hơi hết hủ rượu và nằm lăn xuống sàn. Gudo ngồi thiền cạnh anh ta.
Đến sáng anh chồng thức dậy và quên mất mọi sự đêm hôm trước. “Ông là ai? Ông tới từ đâu?” anh ta hỏi Gudo, người vẫn đang ngồi thiền.
“Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đang trên đường đi Edo,” thiền sư trả lời.
Anh chồng thấy rất xấu hổ. Anh lính quýnh xin lỗi vị thầy của Thiên hoàng.
Gudo mỉm cười. “Mọi sự trên đời đều vô thường,” ngài giải thích. “Cuộc đời rất ngắn. Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và say sưa, anh sẽ chẳng còn tí thời gian nào để làm được việcgì khác, và anh sẽ làm gia đình anh đau khổ nữa.”
Đầu óc của người chồng bỗng thức tỉnh như từ trong một giấc mơ. “Thầy nói rất phải,” anh nói. “Làm sao con có thể trả ơn thầy cho những lời dạy vi diệu này! Để con tiễn thầy đi một đoạn và mang đồ cho thầy.”
“Được, nếu anh muốn vậy,” Gudo đồng ý .
Hai người ra đi. Được ba dặm, Gudo bảo anh chồng đi về. “Thêm năm dặm nữa thôi,” anh kèo nài. Họ đi tiếp.
“Anh về được rồi,” Gudo đề nghị.
“Mười dặm nữa,” anh chồng nói.
“Về đi,” Gudo nói khi đã xong mười dặm.
“Con sẽ theo thầy cả đời,” anh chồng tuyên bố.
Các thiền sư Nhật ngày nay đều phát sinh từ dòng của một thiền sư nổi tiếng kế vị Gudo. Đó là thền sư Mu-nan, người đàn ông không bao giờ quay lại.
Bình:
* Đồ tể buông đao thành Phật. Mỗi người là Phật đang thành. Saul bách hại con Chúa, sau lại trở thành Thánh Paul, cột trụ chính của giáo hội Thiên chúa giáo.
Tôn kính mọi người, như Bồ tát Thường Bất Khinh đã làm. Đừng bao giờ có thành kiến, kỳ thị, và coi thường ai.
* Không có nơi nào là không thể có Phật. Đừng coi thường các vũng bùn thế gian.
* Gudo chỉ tính bảo anh say đừng say nữa, nhưng anh say tỉnh ngộ sâu thẳm đến mức theo tu vĩnh viễn và thành đại thiền sư. Có nghĩa là Gudo không khai sáng cho anh say, mà chính anh say khai sáng mình; Gudo chỉ tạo một tí cơ hội mà thôi.
Tâm của mỗi chúng ta đã sáng từ nguyên thủy, đang bị lu mờ, chỉ cần một tí cơ hội vào đúng lúc là tâm có thể tự tỏa sáng trở lại.
* Nếu các lời Gudo nói mà chỉ đọc trên Internet, hay do người khác nói, thì chưa chắc đã có ảnh hưởng sâu đậm trên anh say đến thế. Sự hiện diện của Gudo, cái từ tốn tĩnh lặng an lạc và nguồn năng lượng toát ra từ người Gudo nhất định là có ảnh hưởng rất lớn trên anh say. Mỗi người chúng ta có một “dáng vẻ”, một bóng dáng nội tâm toát ra bên ngoài như thế.
* Việc anh say Mu-nan gặp đại thiền sư Gudo có phải là duyên kỳ ngộ không? Ta có nên suy gẫm một tí về hai chữ “nhân duyên” không?
* Bạn đã có bao giờ nghe “tiếng gọi” nào mãnh liệt trong lòng bạn như tiếng gọi anh say đi theo Gudo không? Bạn trả lời tiếng gọi đó thế nào?
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Finding a Diamond on a Muddy Road
Gudo was the emperor’s teacher of his time. Nevertheless, he used to travel alone as a wandering mendicant. Once when he was on his was to Edo, the cultural and political center of the shogunate, he approached a little village named Takenaka. It was evening and a heavy rain was falling. Gudo was thoroughly wet. His straw sandals were in pieces. At a farmhouse near the village he noticed four or five pairs of sandals in the window and decided to buy some dry ones.
The woman who offered him the sandals, seeing how wet he was, invited him in to remain for the night at her home. Gudo accepted, thanking her. He entered and recited a sutra before the family shrine. He then was introduced to the woman’s mother, and to her children. Observing that the entire family was depressed, Gudo asked what was wrong.
“My husband is a gambler and a drunkard,” the housewife told him. “When he happens to win he drinks and becomes abusive. When he loses he borrows money from others. Sometimes when he becomes thoroughly drunk he does not come home at all. What can I do?”
“I will help him,” said Gudo. “Here is some money. Get me a gallon of fine wine and something good to eat. Then you may retire. I will meditate before the shrine.”
When the man of the house returned about midnight, quite drunk, he bellowed: “Hey, wife, I am home. Have you something for me to eat?”
“I have something for you,” said Gudo. “I happened to get caught in the rain and your wife kindly asked me to remain here for the night. In return I have bought some wine and fish, so you might as well have them.”
The man was delighted. He drank the wine at once and laid himself down on the floor. Gudo sat in meditation beside him.
In the morning when the husband awoke he had forgotten about the previous night. “Who are you? Where do you come from?” he asked Gudo, who still was meditating.
“I am Gudo of Kyoto and I am going on to Edo,” replied the Zen master.
The man was utterly ashamed. He apologized profusely to the teacher of his emperor.
Gudo smiled. “Everything in this life is impermanent,” he explained. “Life is very brief. If you keep on gambling and drinking, you will have no time left to accomplish anything else, and you will cause your family to suffer too.”
The perception of the husband awoke as if from a dream. “You are right,” he declared. “How can I ever repay you for this wonderful teaching! Let me see you off and carry your things a little way.”
“If you wish,” assented Gudo.
The two started out. After they had gone three miles Gudo told him to return. “Just another five miles,” he begged Gudo. They continued on.
“You may return now,” suggested Gudo.
“After another ten miles,” the man replied.
“Return now,” said Gudo, when the ten miles had been passed.
“I am going to follow you all the rest of my life,” declared the man.
Modern Zen teachers in Japan spring from the lineage of a famous master who was the successor of Gudo. His name was Mu-nan, the man who never turned back.
Annotation:
• A butcher becomes a Buddha the moment he drops his cleaver. Everyone is a Buddha-in-the-Making. Saul persecuted Christ’s follower, and later became Saint Paul, the main pillar of Christianity.
Respect everyone, as Boddhisattva Never-Despising (Bodhisattva Mahâsattva Sadâparibhûta) did. Never carry prejudice or discrimination against, or look down on, anyone.
• No place on earth is so infertile that it cannot produce a Buddha. Don’t look down on the mud holes of the world.
• Gudo only tried to tell the drunkard to stay sober, but the drunkard awoke with such a deep intensity that he followed Gudo permanently and became a great Zen master. Obviously, Gudo didn’t enlighten the drunkard, but the drunkard enlightened himself; Gudo only helped create the opportunity.
Our original mind was bright and is now so dim. All we need is an opportunity at the right moment, then our mind will be bright again.
• Had Gudo’s words been read on the Internet, or spoken by someone else, they probably wouldn’t have had such a deep effect on the drunkard. Gudo’s presence and his serene and peaceful aura must have had a great influence on the drunkard. Each one of us has an aura, an outward reflection of our inner self.
• Was the meeting between drunkard Mu-nan and Zen master Gudo predestined? Should we think a little about the Law of Causation?
• Have you ever heard of “a call” in your heart as intense as the drunkard’s call to follow Gudo? How did you answer that call?
(TĐH annotated)
(Source : Trần Đình Hoành)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét