Bất kỳ vị sư hành hương nào có thể thắng một tranh luận về Phật pháp với các sư sống trong một ngôi chùa đều có quyền ngủ lại trong chùa. Nếu thua, vị sư sẽ phải đi tiếp.
Trong một ngôi chùa ở vùng bắc nước Nhật có hai vị sư anh em đang sống với nhau. Người anh học rộng, nhưng người em thì dốt và chỉ có một mắt.
Một vị sư hành hương đến và xin ngủ nhờ, xin được tranh luận về giáo pháp cao thâm. Sư anh đã mệt vì phải học cả ngày hôm ấy, bảo sư em ra đấu thế. Sư anh cẩn thận dặn dò: “Đi ra và yêu cầu một cuộc đối thoại thầm lặng.”
Sư em và sư khách vào chánh điện và ngồi xuống.
Một lúc sau vị sư hành hương đứng dậy, vào gặp sư anh và nói: “Em của thầy quá hay. Đã thắng tôi.”
“Kể lại cho tôi nghe cuộc đối thoại,” sư anh hỏi.
“Vâng,” vị sư hành hương nói, “trước hết tôi giơ một ngón tay, biểu hiện Phật, người giác ngộ. Em thầy giơ lên 2 ngón, nói về Phật và Phật pháp. Tôi giơ ba ngón tay, biểu hiện Phật, Pháp và Tăng, sống an hòa với nhau. Rồi em thầy đưa nắm đấm vào mặt tôi, ý nói cả ba đều là một. Cho nên anh ấy thắng và tôi không có quyền ngủ lại đây.” Nói vậy rồi, sư hành hương ra đi.
“Anh chàng đó đâu rồi?” sư em chạy vào hỏi anh.
“Anh nghe là em thắng cuộc tranh luận rồi.”
“Thắng cái gì! Em phải đập cho hắn một trận.”
“Nói cho anh nghe đề tài tranh luận thế nào,” sư anh hỏi.
“Sao, mới thấy em hắn đã giơ lên một ngón tay, sỉ nhục em, ý nói là em chỉ có một mắt. Vì hắn là người lạ, em nghĩ là em nên lịch sự với hắn một tí nên em giơ hai ngón tay, chúc mừng hắn có hai mắt. Nhưng anh chàng bất lịch sự lại giơ ba ngón tay, ý nói cả hai người chúng ta chỉ có 3 con mắt. Vì vậy em nổi nóng và bắt đầu đấm hắn, nhưng hắn bỏ chạy cho nên hết đối thoại!”
Bình:
• Theo truyền thống Nhật các vị sư thường đi hành hương khắp nơi, thăm các chùa chiền cũng như các vị thầy lớn. Nếu là sư trẻ, thì thầy ra lệnh hành hương như là một loại tu tập. Nếu là sư thầy thì tự đi hành hương để học hỏi thêm và hành đạo trên đường đi. Tương truyền, các chùa ở Nhật có truyền thống đấu pháp đổi chỗ ngủ như trong truyện này.
• Ta chỉ nghe và thấy những gì tâm ta nghe và thấy. Một sự việc trước mắt, mỗi người chúng ta vẫn thấy và nghe khác nhau vì tâm ta khác nhau.
• Tâm của ta thường thấy điều gì ta say mê hay bị ám ảnh nhiều nhất. Sư có tâm Phật thì thấy gì cũng là Phật pháp. Vị sư chột mắt bị ám ảnh bởi chột mắt nên diễn giải mọi sự là chuyện chột mắt.
• Vì vậy, đừng chấp vào điều ta hiểu, vào cái ta nghe thấy, để mà tranh cãi nhau, vì đó chi là ông nói gà bà hiểu vịt. Phật gia gọi là đừng chấp vào “danh sắc”.
• Chân lý rốt ráo là: Tất cả đều là một.
Phât, Pháp, Tăng là một. Phật pháp và chột mắt là một. Thần phục và đánh nhau cũng là một. Tất cả mọi khác biệt chỉ là những lọn sóng trên bề mặt của đại dương chân lý.
Nhất thiết pháp giai không. Tất cả đều là Không.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
Trading Dialogue For Lodging
Provided he makes and wins an argument about Buddhism with those who live there, any wandering monk can remain in a Zen temple. If he is defeated, he has to move on.
In a temple in the northern part of Japan two brother monks were dwelling together. The elder one was learned, but the younger one was stupid and had but one eye.
A wandering monk came and asked for lodging, properly challenging them to a debate about the sublime teaching. The elder brother, tired that day from much studying, told the younger one to take his place. “Go and request the dialogue in silence,” he cautioned.
So the young monk and the stranger went to the shrine and sat down.
Shortly afterwards the traveler rose and went in to the elder brother and said: “Your young brother is a wonderful fellow. He defeated me.”
“Relate the dialogue to me,” said the elder one.
“Well,” explained the traveler, “first I held up one finger, representing Buddha, the enlightened one. So he held up two fingers, signifying Buddha and his teaching. I held up three fingers, representing Buddha, his teaching, and his followers, living the harmonious life. Then he shook his clenched fist in my face, indicating that all three come from one realization. Thus he won and so I have no right to remain here.” With this, the traveler left.
“Where is that fellow?” asked the younger one, running in to his elder brother.
“I understand you won the debate.”
“Won nothing. I’m going to beat him up.”
“Tell me the subject of the debate,” asked the elder one.
“Why, the minute he saw me he held up one finger, insulting me by insinuating that I have only one eye. Since he was a stranger I thought I would be polite to him, so I held up two fingers, congratulating him that he has two eyes. Then the impolite wretch held up three fingers, suggesting that between us we only have three eyes. So I got mad and started to punch him, but he ran out and that ended it!”
Annotation:
• In the Japanese Buddhist tradition, the monks usually go on pilgrimage, to visit temples or to see the great teachers. For a young monk, his teacher would tell him when and where to travel. For a teacher, he would go on pilgrimage to learn more things and to preach along the road. Traditionally, the wandering monks have to trade dialogue on Buddhism for lodging as in this story.
• We only hear and see what our heart hears and sees. For the same event, each of us hears and sees different things, due to our different hearts.
• Our heart usually hears and sees what we most love or is obsessed about. The monk with a Buddha heart only hears and sees Buddha and Dhamma. The monk who is obsessed with one eye only hears and sees things as related to his one eye.
• Therefore, don’t grasp on to what we understand, what we hear and see, to argue against each other, for it only means “one says chicken, the other hears duck”. In Buddhism, that is attachment to “name and form”.
• The ultimate truth is: All is one. Buddha, Dhamma, and Sangha are one. Dhamma and one eye are one. Yielding and fighting are one. All different things are only the waves on the surface of the Truth Ocean.
All is Void.
(Tran Dinh Hoanh translated and annotated)
(Source : Trần Đình Hoành)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét