Ads 468x60px

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Quy tắc 32 - Cảm thấy xúc động là điều hoàn toàn bình thường

Tình mẫu tử
Nếu chúng ta đang phải bận rộn để duy trì phẩm giá và sự thanh thản cho mình thì rất dễ để chúng ta nghĩ rằng chúng ta rất vô tư và không có chỗ dành cho những xúc cảm và những tình cảm tương tự.


Tin tốt lành là cuộc sống không diễn ra như thế. Cảm thấy xúc động trước một điều gì đó là điều hoàn toàn bình thường.


Không có gì sai nếu bạn cảm thấy giận dữ khi một người nào đó đánh đập bạn. Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy đau buồn và thương tiếc khi bạn vừa mất đi một người mà bạn yêu quý. Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy vui sướng. Không có gì sai nếu bạn cảm thấy hoảng sợ, lo lắng, thanh thản, phấn khích, sợ hãi. Tất cả những người khác cũng vậy.

Chúng ta là con người và chúng ta có cảm xúc. Điều này là hoàn toàn bình thường. Cảm nhận sâu sắc về một điều gì đó là điều hoàn toàn tự nhiên và không có gì sai nếu bạn thể hiện những cảm xúc đó ra bên ngoài. Chúng ta không có gì phải xấu hổ về những cảm xúc của mình. Không có gì sai khi chúng ta khóc. Quên đi những cảm xúc của mình không phải là một ý kiến hay. Cách đó chỉ làm dồn nén những cảm xúc đó lại. Tốt hơn hết là bạn hãy bày tỏ chúng, hãy nói về chúng và sau đó bạn lại có thể tiếp tục công việc của mình.
Quên đi những cảm xúc của mình không phải là một ý kiến hay. Cách đó chỉ làm dồn nén những cảm xúc đó lại

Nếu chúng ta phải trải qua những lúc bị tổn thương, buồn bã và những thời điểm khó khăn, chắc chắn sẽ chẳng có ích gì nếu lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng chúng ta phải giữ mãi những điều đó hoặc cho rằng người khác sẽ nghĩ chúng ta yếu đuối hay không biết tự chủ. Tôi biết điều này có vẻ như mâu thuẫn với việc chúng ta phải giữ gìn phẩm giá nhưng việc cảm thấy xúc động trước một điều gì đó không phải là không đứng đắn, trừ khi chúng ta bày tỏ những cảm xúc đó một cách không thích hợp hoặc không đúng thời điểm.

Thậm chí đôi khi nổi giận cũng hoàn toàn thích hợp - miễn là chúng ta vẫn luôn tự chủ và không làm bất cứ điều gì khiến chúng ta phải hối hận sau này. Nổi giận nhắc người ta rằng chúng ta không phải là người yếu đuối và rằng họ vừa làm tổn thương/xúc phạm/đe dọa chúng ta một cách sâu sắc và nghiêm trọng và rằng những hành động của họ đã khiến cho chúng ta vô cùng đau đớn. Tất nhiên, chúng ta không nên nổi giận bởi những thứ không đâu - thay vào đó chúng ta nên thể hiện sự giận giữ của mình chỉ khi cần thiết, thật sự cần thiết. Tương tự như vậy, cũng sẽ không tốt nếu bạn nổi giận và đổ lên đầu những người vô tội - nếu bạn không thể bày tỏ sự giận dữ của mình một cách thích hợp thì bạn cần phải tìm cách để nguôi giận mà không làm tổn thương người khác. Và bạn cần phải thể hiện điều đó ra ngoài. Kìm nén sự giận dữ sẽ gặm nhấm tâm hồn bạn.

Không phải chỉ có mỗi sự giận dữ là không nên bị kìm nén. Sự sợ hãi, lo lắng, vui sướng hay bất kỳ xúc cảm nào khác cũng không nên bị dồn nén, bởi vì chúng ta có cảm xúc không có nghĩa là chúng ta không thể tự chủ được. Có thể chúng ta rất dễ xúc động nhưng chúng ta vẫn chịu trách nhiệm với những xúc cảm chúng ta biểu lộ ra ngoài. Bạn sẽ không phải là con người nếu bạn không có cảm xúc hay cảm thấy xúc động ở những thời điểm quan trọng. Đó là điều tự nhiên và thậm chí bạn cũng không nên cố gắng để dập tắt những xúc cảm của mình. Tất nhiên bạn cần phải luôn chắc chắn rằng bạn sẽ bày tỏ chúng đúng nơi, đúng lúc và hoàn toàn tự chủ được bản thân. Mặt khác, nếu bạn có phản ứng tiêu cực, bạn vẫn có thể cảm thấy có lỗi sau này - điều đó cũng hoàn toàn chấp nhận được.
(Source : Richard Templar - Những quy tắc trong cuộc sống )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét