Ads 468x60px

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Đối thoại thiền

Thiền sư thường dạy học trò biểu lộ chính mình. Có hai thiền viện, mỗi thiền viện có một thiền sinh nhỏ. Một em, mỗi sáng đi mua rau, gặp em kia trên đường đi.
“Bạn đi đâu đó?” một em hỏi.

“Tôi đi nơi nào chân tôi đi,” em kia trả lời.

Câu trả lời làm em này bối rối, nên em về hỏi thầy giúp đở. “Sáng mai,” thầy bảo em, “khi con gặp bạn, hỏi câu hỏi đó lại. Nó sẽ trả lời y như cũ, rồi con hỏi nó: ‘Nếu bạn không có chân, thì bạn đang đi đâu?’ Vậy sẽ chỉnh được nó.”

Hai bé lại gặp nhau sáng hôm sau.

“Bạn đang đí đâu dó?” em thứ nhất hỏi.

“Tôi đi nơi nào gió thổi đi,” em kia trả lời.

Câu trả lời này lại làm em choáng váng. Em mang thất bại về hỏi thầy.

“Hỏi nó đang đi đâu nếu không có gió,” thầy chỉ.

Hôm sau hai bé gặp nhau lần thứ ba.

“Bạn đang đi đâu dó?” em thứ nhất hỏi.

“Tôi đang đến chợ mua rau,” em kia trả lời.

Bình:

• “Biểu lộ chính mình” là nói điều gì mình muốn nói, bằng cách mình muốn nói. “Tôi đi nơi nào chân tôi đi” hay “Tôi đi nơi nào gió thổi đi” cũng như chúng ta hay nói “Đi vòng vòng” hay “Đi lang thang”, tức là đi nơi nào hai chân đưa đi.

• Đối thoại có nghĩa là nếu hỏi thì trả lời, không phải là đấu chữ. Thiền sư đôi khi dùng từ rất thi ca trong cách nói, làm người ta tưởng các vị đấu chữ. Không phải là một vị nói ra một câu văn vẻ, vị khi phải đối lại bằng một câu văn vẻ hơn, hay câu siêu hơn có thể làm cho vị trước bị bí—đó không phải là đối thoại. Và đó là thái độ sai lầm của em bé hỏi đầu tiên, và thầy của em.

• “Biểu lộ chính mình” là nói điều gì đang xảy ra. Đó là đối thoại thành thật, với thực tại đang xảy ra.

Nếu dùng công thức, hôm qua nói sao hôm nay nói vậy, thì đó là không thành thật, vì hôm qua khác nay khác, nói cùng một câu sao được? Đối thoại chứ đâu phải trả bài học thuộc lòng!

• Đối thoại Thiền là sống Thiền—sống ở đây lúc này, nói ở đây lúc này, với tâm trống rỗng, không màu mè, không đóng kịch, không ngầm hạ nhau.

Mỗi ngày chúng ta đối thoại thế nào? Chúng ta đối thoại, hay chỉ lảm nhảm công thức đã thuộc lòng, chẳng nghĩa l‎y’ gì cả? Đối thoại thật sự hay ngầm đấu đá để tìm cách hạ nhau?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Zen Dialogue

Zen teachers train their young pupils to express themselves. Two Zen temples each had a child protégé. One child, going to obtain vegetables each morning, would meet the other on the way.

“Where are you going?” asked the one.

“I am going wherever my feet go,” the other responded.

This reply puzzled the first child who went to his teacher for help. “Tomorrow morning,” the teacher told him, “when you meet that little fellow, ask him the same question. He will give you the same answer, and then you ask him: ‘Suppose you have no feet, then where are you going?’ That will fix him.”

The children met again the following morning.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going wherever the wind blows,” answered the other.

This again nonplussed the youngster, who took his defeat to his teacher.

“Ask him where he is going if there is no wind,” suggested the teacher.

The next day the children met a third time.

“Where are you going?” asked the first child.

“I am going to the market to buy vegetables,” the other replied.

(Source : Trần Đình Hoành)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét