Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu.
Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình.
“Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời.
Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu.
Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào.
Bình:
• Tosui Unkei, thiền sư dòng Tào Động (Soto), là thiền sư lập dị nhất trong lịch sử Thiền Nhật Bản. Ngày nay nhiều người so sánh Tosui với thánh Francis of Assisi (Thiên chúa giáo), hay gọi Tosui “Chàng hippy đầu tiên”, và sách về cuộc đời của Tosui được gọi là “Hippy nhập môn.”
100 năm sau khi Tosui qua đời, thiền sư học giả Menzan Zuiho (1683-1769), thu nhặt tài liệu và các truyện truyền khẩu, viết lại quyển sách về cuộc đời của Tosui. Quyển này ngày nay đã được dịch sang tiếng Anh dưới tên “Letting go: The Story of Zen Master Tosui.” Có thể đọc quyển này trên Google Books.
• Tosui xem ra không thích học trò nghe mà không thực hành. Thường thì nghìn người nghe may ra được một người thực hành nghiêm chỉnh. Bao nhiêu người trong chúng ta đã nghe, đọc, và xem phim ảnh sách vở về tập thể dục. Bao nhiêu người đang tập hàng ngày? Hay là kinh sách Phật? Hay là Thánh Kinh?
Đa số người có ảo tưởng là cứ xem hay đọc điều gì thì mình sẽ có điều đó trong mình. Cứ xem phim Superman và Batman cả đời xem ta có thể thành Superman hay Batman không?
• Có lẽ, đối với Tosui, mang an lạc của Thiền đến cho vài người ăn mày, dưới đáy xã hội, có ý nghĩa hơn là giảng cho cả nghìn người mà chẳng mấy ai thực hành.
• Thực ra Tosui đã dạy cho người đệ tử kèo nài xin theo học rồi. Anh này chỉ học không nổi mà khôi. Thiền là sống thoải mái trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ nơi đâu. Kể cả sống đời ăn mày. Sống “ở đây lúc này.”
Anh đệ tử này chỉ thích “nghe” giảng, nhưng thầy chỉ muốn học trò “sống”.
• Thiền là sống không vướng mắc. Vậy thôi.
Mê nghe lời thầy giảng là một vướng mắc lớn. Cả “lời giảng” lẫn “nghe giảng” đều không phải là “sống.”
Thầy muốn thử xem nếu mình phải sống như ăn mày, mình có thể sống với tâm không vướng mắc không?
Sống không QUEN, thì đương nhiên rồi. Ví dụ là khó ngủ vì lạ nơi.
Nhưng không MUỐN ăn đồ ăn của bạn mình vừa chết lại là chuyện khác. Đây là vướng mắc lớn về ý chí.
Hai vướng mắc này rất lớn: Việc nên làm (i.e., ăn) thì không làm. Việc không cần (lời gỉảng) thì lại cầu.
Rất khó để “thấy đường”.
(Trần Đình Hoành dịch và bình).
Zen in a Beggar’s Life
Tosui was a well-known Zen teacher of his time. He had lived in several temples and taught in various provinces.
The last temple he visited accumulated so many adherents that Tosui told them he was going to quit the lecture business entirely. He advised them to disperse and go wherever they desired. After that no one could find any trace of him.
Three years later one of his disciples discovered him living with some beggars under a bridge in Kyoto. He at once implored Tosui to teach him.
“If you can do as I do for even a couple days, I might,” Tosui replied.
So the former disciple dressed as a beggar and spent the day with Tosui. The following day one of the beggars died. Tosui and his pupil carried the body off at midnight and buried it on a mountainside. After that they returned to their shelter under the bridge.
Tosui slept soundly the remainder of the night, but the disciple could not sleep. When morning came Tosui said: “We do not have to beg food today. Our dead friend has left some over there.” But the disciple was unable to eat a single bite of it.
“I have said you could not do as I,” concluded Tosui. “Get out of here and do not bother me again.”
(Source : Trần Đình Hoành)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét