- Tửu lượng của tiên sinh thế nào?
Khôn đáp:
- Cái đó còn tùy! Một đấu cũng vừa say, 10 đấu cũng vừa say!
Uy Vương ngạc nhiên hỏi:
- Sao lạ vậy?
Khôn nói:
- Nếu ngồi uống với bậc vua chúa, quan giám tửu đứng bên cạnh, quan ngự sử rình sau lưng. Khôn sợ hãi, uống chừng một đấu đủ say chán.
Nếu ở nhà, cha mẹ có khách, Khôn phải đứng hầu, thỉnh thoảng nhấm nháp mấy giọt rượu thừa, dồn lại cũng được vài đấu, chừng ấy cũng đủ để say.
Còn bạn bè thân nhau lâu ngày mới gặp, thì cũng uống được 5, 6 đấu.
Những buổi hội hè ở nhà quê, gái trai ngồi chung, mời rượu đánh bạc, lỡ nắm tay nhau không ai trách phạt, phía trước có bông tai đánh rơi, phía sau có cái trâm bỏ sát có thể uống được 8 đấu cũng ngà ngà.
Khi trời chiều rảnh việc, dồn chén ngồi kề, trai gái ngồi chung chiếu, trèn thềm đuốc tắt, chủ nhân tiễn khách ra về mà không lưu Khôn lại, áo là cởi bó hương thơm phưng phức, lòng Khôn lâng lâng, có thể Khôn chơi hết 10 đấu!…
Vì vậy mà nói: Rượu quá hóa loạn, vui quá hóa buồn, thái quá bất cập…
Lời Bàn:
Đoạn văn này rất linh động và khúc chiết. Những kẻ đã từng uống rượu thì mới biết đoạn văn trên đây là chính xác. 24 thế kỷ trôi qua cái không khí tửu hứng không hề thay đổi. Cuộc sống rựu củu Lưu Linh (đời Tấn) của Trương Húc (đời Đường) tuy là tuyệt vời nhưng phong thái uống rượu linh động theo từng nhịp độ của cảm xúc thì Thuần vu tiên sinh chắc là chiếm giải quán quân! Quả là một đấu cũng say mà mười đấu cũng say!
Dù vậy với câu: “Rượu quá hóa loạn (đa tửu bại tâm), vui quá hóa buồn (cực lạc sinh bi)” là lời khuyên đúng đắn. Tề Uy Vương uống rượu thâu đêm suốt ngày, nghe lời khuyên này của Thuần Vu Khôn, bèn chừa rượu! Thật là một chuyện bất ngờ.
(Source : Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét