Ads 468x60px

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Truyện 41 - Bầy Chuột Bàn Chuyện “Tránh Mèo”

Chuột và mèo
Nó có uy đến nỗi không cần vồ, chỉ cần trừng mắt một cái thì chú chuột xấu số kia phải chết cứng. Mèo ta có tính kiên nhẫn là phục kích chuột, và có tài đánh hơi, khiến cho bầy chuột ngày đêm lo sợ.

Một hôm, tình thế khẩn cấp, Chuột chú ra lệnh tập họp một dòng họ nhà chuột lại để bàn việc Thần dân nhà Chuột có mặt đầy đủ. Chuột chúa nói:

- Con mèo độc ác kia quả là một Sát tinh đối với chúng tạ Nó sát hại con cháu ta không biết bao nhiêu mạng. Các ngươi có kế hoạch gì để bảo tồn nòi giống ta không.



Bầy chuột đưa mắt nhìn nhau run sợ. Bỗng có chú chuột nhắt đưa ý kiến:

- Không gì bằng chúng ta bỏ nơi này đi đến nơi khác lập nghiệp!

Chuột chúa lắc đầu:

- Không dễ đâu! Dẫu gì cũng là quê hương của tạ Vả lại nơi khác chưa chắc đã không có mèo. Hơn nữa, nơi kia thức ăn có dồi dào không? Thổ ngơi có thích hợp không?

Nghe Chuột Chúa nói thế, ai nấy đều lặng thinh. Bỗng mụ chuột già nói:

- Cổ nhân có câu: “Một cọp khó cự bầy chồn”. Mấy bác Chuột Cống, Chuột Chù bự con cần phải liân kết với nhau phục kích, bất ngờ tấn công mèo, đánh cho nó một trận chắc chắn loài độc ác đó không dám bén mảng đến nữa.

Chuột chúa nói:

- Mèo đánh hơi tài lắm, không phục kích nó được đâu! Vả lại một cái nhảy cao của nó cao tới trời, dẫu chúng ta có ngàn chuột cũng không làm gì được mèo!

Bấy giờ có một chú chuột tham mưa dõng dạc nói:

- Không cần phục kích, cũng không cần đi xa, tôi có một diệu kế.

Hãy lấy chuông đeo vào cổ mèo. Khi ta nghe tiếng chuông là biết sát tinh đến, ta chui vào hang là xong!

Bầy chuột nghe nói cả mừng, nắm tay nhau nhảy nhót. Hồi lâu chuột chúa gật đầu nói:

- Kế hay! Nhưng ai dám đeo chuông vào cổ mèo?

Bầy chuột nhìn nhau run sợ, không ai lên tiếng. Chuột chúa thở dài nói:

- Nói thì dễ, thực hành thì mới là khó!

Lời Bàn:

Xưa nay nhiều người chủ trương “Biết và làm” có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng: “Khó biết àm dễ”, có người nói ngược lại: “Biết dễ làm khó”, lại có người nói: “Biết và làm phải đi đôi”. Dù gì, tất cả đều ở trên lý thuyết.

Bài ngụ ngôn ở đây đưa ra một trường hợp nan xử, trăm mưu ngàn kế, không kế nào thành, bỗng có một sáng kiến “đeo chuông vào cổ… tử thần” Mới nghe tưởng dễ, ai nấy đều vui mừng. Một phần họ cho đó là sáng kiến hay, nhưng phần lớn ai nấy đều nghĩ rằng: “Ai đó làm thế cho mình, chứ mình không nhúng tay vào việc nguy hiểm”. Kết quả không ai dám làm công việc đeo chuông đó.

Việc đời là vậy. “Trâu đứng không ai xả, trâu ngã nhiều kẻ cầm dao”. Nói được mà làm không được đã đành, còn có ý “ngồi mát ăn bát vàng”.

(Source : Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét