Ngụy đánh Hàn |
- Thái tử đem quân đi đánh Hàn, tôi có thuật bách chiến bách thắng, Thái tử có muốn dùng không?
Thái tử nói:
- Nên nghe lắm!
Tử Sinh nói:
- Thái tử đánh Hàn có thắng thì Thái tử vẫn là Thái tử, ngôi không thể cao hơn được nữa, giàu cũng ngang với ngôi vương là cùng. Nếu bại thì cái sở hữu của Thái tử không còn gì cả. Do vậy mà tôi gọi là cái thuật bách chiến bách thắng!
Thái Tử nói:
- Tôi sẽ nghe lời tiên sinh mà quay quân về!
Tử Sinh nói:
- Không chắc Thái tử sẽ quay về được. Bởi vì những người chung quanh Thái tử sẽ dựa vào Thái tử mà ăn theo!
Tư Sinh lui ra. Thái tử hạ lệnh ban sư! Bàng Quyên chạy đến nói:
- Đại Vương đem quân đội giao cho Thái tử, chưa đánh sao đã vội lui? Lui về cũng bị chúa công bắt tội ngang với bại trận, sao bằng đánh?
Thái tử đành cho quân đi tới.
Lời Bàn:
Ngụy đánh Hàn lần này là do ý kiến của Bàng Quyên đề bạt. Trong chuyến đi này có Thái Tử Thân. Không rõ tự ý Thái tử xin đi hay cũng do sự sắp đặt của Bàng Quyên? Dù sao Thái Tử xuất quân vẫn có sự đồng ý của Ngụy Vương. Lời Tử Sinh thuyết phục Thái tử là nghiêm túc. Chẳng những nó đúng về mặt nhân bản, nó còn đúng theo cương vị Thái tử nữa. Câu then chốt là: “Không chắc Thái tử đã quay về được. Bởi vì những người chung quanh Thái tử đều dựa vào Thái tử mà ăn theo”.
Kết quả đúng như lời Tử Sinh nói, Thái tử muốn quay về bị Bàng Quyên ngăn lại. Trong chiến tranh có vô số người lợi dụng mồ hôi và xương máu của chiến sĩ để tư lợi. Ngôi cao như Thái tử vẫn không thoát khỏi guồng máy khổng lồ của chiến tranh do bọn trục lợi điều khiển, làm mất hết ý nghĩa thuần túy của quốc gia.
Trận này Bàng Quyên bị giết, Thái tử Thân bị cầm tù, rồi sau cũng tự sát.
(Source : Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét