Cây trúc quân tử |
- Nếu phải ra ngoài, thì hoặc là ông ra, hoặc là tôi ra!
Hôm sau hai người đang ngồi học, Tử Sản hỏi:
- Bây giờ tôi sắp ra ngoài, ông ở lại được không? Hơn nữa, ông nhìn thấy quan đang chấp chính mà sao không tránh mặt, ông ngang hàng với quan chấp chính ư?
Thân Đồ Gia nói:
- Trong các môn đệ của thầy Bá Hôn lại có quan chấp chính sao? Ông cho rằng địa vị Ông cao (Tử Sản là Tể tướng của Trịnh), nhưng tôi nghe câu “gương chỉ sáng khi không có bụi bám, người sống lâu với bậc hiền giả thì không phạm lỗi lầm”. Hiện tại điều ông đang mong cầu là học đạo đức ở thầy, mà thốt những lời như thế chẳng là lỗi lầm lắm ư?
Tử Sản nói:
- Ông đã ra nông nỗi này (chỉ việc cụt một chân) mà còn muốn tranh thiện với Nghiêu! Hãy xét lại đức hạnh của mình thử, có đủ cảnh tỉnh ta chăng?
Thân Đồ Gia đáp:
- Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm! Người không ngụy trang che đậy tội lỗi của mình, thà bị chặt chân, ít lắm! Ý thức được tự nhiên đó chỉ có hạng đạo đức mới làm được. Bước vào ngay làn tên của Hậu Nghệ mà không trúng tên, đó chính là chỗ của mệnh. Người có đủ hai chân cười người không đủ chân, hạng người ấy hằng hà. Việc ông nói với ta như thế ta rất tức giận, nhưng nơi đây là chỗ ở của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy đã dùng đạo gì mà dạy ta được thế (hết giận). Ta theo học thầy đã mười chín năm, thầy chưa bao giờ thấy ta cụt chân. Hiện nay ta thấy ông lấy tu dưỡng đạo đức giao du với nhau, ông lại chê khinh ta thân thể khuyết tật, chẳng phải là sai sao?
Tử Sản cả thẹn lấp liếm:
Lời Bàn:
Nội dung bài này nói: Thân Đồ Gia là người cụt chân nhưng tâm phúc mãn, còn Tử Sản thân tuy lành lặn nhưng tâm bị khuyết tật.
Theo sử, ta biết Tử Sản tên là Công Tôn Kiều là người liêm khiết thông minh, làm Tể tướng của Trịnh vang danh bốn phương. Sử gia Tư Mã Thiên viết: “Tử Sản làm Tể tướng ở Trịnh dân không thể dối”. Nhưng Tử Sản ảnh hưởng học thuyết Chu Công Cơ Đán nên các ông Trang Tử, Liệt Tử có ý bài xích. Tuy vậy cuộc đối thoại giữa Thân Đồ Gia với Tử Sản, ta cứ xem là chuyện có thật để rút nơi đó một bài học kinh nghiệm về phép xử thế.
Tàn tật là một điều không may mắn, người lành lặn không nên chê bai, nếu không có dịp an ủi họ thì cũng đối xử với họ một cách bình thường. Tục ngữ ta có câu: “Bảy mươi chưa què, đừng khoe rằng lành”.
Tử sản cùng học chung một thầy với Thân Đồ Gia, sợ hai người cùng đi ra, đi vào thì người ngoài hiểu rằng hai người cùng đẳng cấp với nhau. tử sản sợ mất thể diện. Đã vậy Tử Sản còn giới thiệu mình là quan chấp chính (Tể tướng), nếu quả vậy đó là một sự lố bịch. Thân Đồ Gia nói: “Ngụy trang để che đậy tội lỗi của mình rồi tự cho rằng mình không đáng phạm tội chặt chân, hạng người như thế nhiều lắm”.
Nếu cứ vạch lá tìm sâu thì dẫu có thánh nhân cũng không tránh khỏi tội, biết vậy cớ sao cứ hạch sách người tả Thân Đồ Gia nói: “Ta theo học thầy 19 năm, thầy chưa bao giờ thấy tôi cụt chân”. Đây là cây then chốt! Thầy Bá Hôn Vô Nhân là người đã đạt đến cái đức toàn mỹ: Kh6ng phân biệt người và ta, không phân biệt cái lớp bì bên ngoài, bởi vậy ông ta không thấy sự khuyết tật của cơ thể. Câu then chốt trên đây, để giải thích câu: “… ta rất tức nhưng đây là chỗ của thầy, nên ta hết giận mà bỏ về. Không biết thầy lấy đạo gì để dạy ta được thế”. Ý của Gia muốn nói, không thèm nhìn cái lỗi của họ mà giận.
Bài này có thể bổ túc cho bài: “Bình Nguyên Quân với người què”, nhưng có một ý nghĩa cao siêu hơn vì nó đi vào Đạo học.
(Source : Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét