- Trang Tử đến đây là có ý muốn thay ông làm Tướng quốc đó!
Huệ Tử hoảng sợ cho lùng xét trong thành ba đêm, ba ngày.
Trang Tử đến gặp nói với Huệ Tử:
- Ở phương Nam có loài chim tên là Uyên Sồ, ông có biết không? Uyên Sồ phát xuất từ từ biển nam bay sang biển bắc, không phải là cây ngô đồng không đậu, không phải quả luyện (một loại quả rất thanh khiết) không ăn, không phải suối nước ngọt không uống. Bấy giờ có con chim Ác đang rửa xác con chuột thì nó thấy chim Uyên Sồ bay qua, ngẩng đầu nhìn Uyên Sồ, kêu một tiếng “quác” giận dữ (vì sợ Uyên Sồ giành mất mồi). Nay ông định đem cái chức vị Tướng quốc của nước Lương ra kêu “quác” dọa tôi đấy ư?
Lời Bàn:
Việc này không biết có hay không, không thấy bộ chánh sử nào nói. Văn của Trang Tử rất u mặc, viết toàn những chuyện hư cấu, có có không không, không biết đâu mà lần; hai làng ở trên hai con ốc đánh nhau; chim Bằng to lớn bay cao chín vạn dặm; Cá Côn lớn bằng cái biển… ! Chim Uyên Sồ là tác giả tự ví mình, biển nam, biển Bắc chỉ cho Tống và Ngụy. Tống là quê hương của tác giả ở phía Nam nước Ngụy. Chim Ác chỉ Huệ Vương, con chuột già chỉ cho chức vị Tể tướng…
Sau khi thiết lập một số hình ảnh tỷ giảo, tác giả phong bút ví von.bấy giờ người ta tranh giành tước vị không khác gì như bạn hàng trả giá cá tôm! Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Điền Kỵ, Trâu Kỵ (đồng thời với tác giả) ở Ngụy, ở Tề; Nghiêm Toại, Hiệp Lũy ở Hàn… Có lẽ tác giả lấy mình và Huệ tử ra để chửi bọn chính khách bấy giờ. Và cũng có thể tác giả gửi lại cho hậu thế một nụ cười bí hiểm, mỉa mai và thâm trầm rất… hài hước.
(Source : Thuật xử thế của người xưa - Ngô Nguyên Phi)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét