Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân; với mỗi kết quả đều có một nguyên nhân cụ thể. A-ri-xtốt quả quyết rằng chúng ta sống trong một thế giới được chi phối bằng quy luật, không phải bằng sự tình cờ. Ông đã chỉ ra rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do cho dù chúng ta có biết đến nó hay không. Ông nói rằng mọi kết quả đều có một hoặc nhiều nguyên nhân cụ thể. Mọi nguyên nhân hay hành động đều có một loại kết quả nào đó cho dù chúng ta có nhìn thấy nó và có thích nó hay không.
Đây là luật quan trọng, “Luật thép” của tư tưởng phương Tây, của triết học phương Tây. Sự tìm kiếm không ngừng những chân lý và những quan hệ nhân quả trong các sự kiện đã làm cho phương Tây phát triển về khoa học, kĩ thuật, y học triết học và thậm chí chiến tranh trong hơn hai ngàn năm. Ngày nay tiêu điểm này đang thúc đẩy những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm thay đổi thế giới chúng ta một cách rất nhanh chóng.
Luật này nói rằng các thành tựu, của cải, hạnh phúc, thịnh vượng và sự thành công trong kinh doanh là tất cả những kết quả trực tiếp hay gián tiếp hay kết quả của những nguyên nhân hay hành động cụ thể. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là nếu bạn muốn biết về những thành quả hay kết quả mà bạn sẽ nhận được hoặc bạn có thể nhận được thì bạn phải tìm hiểu từ những người đã đạt được kết quả tương tự và làm theo những gì họ đã làm, bạn có thể nhận được kết quả giống như vậy.
Thành công không phải là một sự tình cờ
Thành công không phải là phép màu, cũng không phải là sự may mắn. Mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân, tốt hoặc xấu, tích cực hoặc tiêu cực. Khi bạn đã biết rõ bạn muốn gì, bạn chỉ cần copy những người khác, những người đã đạt được nó trước bạn, và cuối cùng thì bạn cũng sẽ đạt được những gì mà họ đã đạt được.
Điều này được đề cập đến trong Kinh thánh về Luật gieo-gặt của cái chết, Luật này nói rằng, "Con người ta gieo cái gì , thì đó cũng là cái mà họ sẽ gặt được.”
Nhà khoa học Isaac Niu-tơn đã gọi nó là nguyên tắc thứ ba của sự vận động. Ông nói, "Luôn luôn có một phản ứng ngang bằng và ngược chiều cho mọi hành động."
Đối với bạn và với tôi, sự diễn đạt quan trọng nhất của luật chung này là "Tư duy là nguyên nhân và điều kiện là kết quả."
Nói theo một cách khác, "Tư duy là sáng tạo." Tư duy của của bạn là sức mạnh mang tính sáng tạo quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Bạn tạo ra toàn bộ thế giới của bạn theo cách mà bạn suy nghĩ. Tất cả mọi người và mọi tình huống trong đời bạn có ý nghĩa với bạn thế nào là do cách mà bạn suy nghĩ về họ và về chúng. Và khi bạn thay đổi suy nghĩ, bạn đã thay đổi cuộc đời bạn, nhiều khi chỉ trong tích tắc.
Nguyên tắc quan trọng nhất để thành công đối với cá nhân và đối với công việc kinh doanh chỉ đơn giản là như thế này: Bạn trở thành những gì bạn nghĩ trong phần lớn thời gian.
Đây là phát hiện vĩ đại mà tất cả các tín ngưỡng, triết lý, siêu hình học, các trường phái tư duy, và các lý thuyết tâm lý dựa vào. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho cá nhân cũng như nhóm cá nhân và tổ chức. Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy hay trải nghiệm là sự diễn đạt của tư duy con người ẩn giấu phía sau hiện tượng . Ralph Waldo Emerson đã nhận ra điều này khi ông viết, "Mọi tổ chức vĩ đại chỉ là cái bóng kéo dài của một con người đơn giản."
Nó không phải là là những gì xảy đến với bạn nhưng cái cách thức mà bạn suy nghĩ về những gì xảy ra với bạn sẽ quyết định cách thức mà bạn cảm nhận hay phản ứng. Nó không phải là thế giới bên ngoàibạn, cái thế giới đã chép lại những điều kiện hay hoàn cảnh của bạn. Nó là cái thế giới bên trong bạn, cái thế giới đã tạo ra những hoàn cảnh của cuộc đời bạn.
Sự lựa chọn của bạn, cuộc đời bạn
Bạn luôn luôn được tự do lựa chọn. Kết quả là không ai bắt bạn phải nghĩ, cảm nhận hay cư xử theo cách mà bạn vẫn thể hiện. Dĩ nhiên là bạn chọn tình cảm và cách cư xử của mình bằng cái cách mà bạn chọn để nghĩ về thế giới xung quanh bạn và về những gì đang xảy ra với bạn.
Tiến sĩ Martin Seligman thuộc trường đại học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là "phong cách giải thích đặc thù" của bạn. Đó là cách mà bạn giải thích hay thanh minh mọi thứ cho chính bản thân mình. Đây là yếu tố quyết định đối với việc bạn sẽ là ai và bạn sẽ trở thành gì.
Một tin tức tốt lành đó là phong cách giải thích của bạn thường mang tính uyên bác. Điều này có nghĩa là nó cũng có thể không uyên bác. Cách thức bạn giải thích các hiện tượng cho chính mình nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn có thể giải thích những kinh nghiệm của mình theo một cách mà bạn cảm thấy lạc quan hơn là tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng theo cách là những phản ứng của bạn có tính chất xây dựng và có hiệu quả. Bạn luôn được tự do lựa chọn.
Những suy nghĩ và cảm xúc của bạn luôn luôn thay đổi. Chúng bị ảnh hưởng rất nhanh bởi những sự kiện xung quanh bạn. Ví dụ, khi bạn nhận được một mẩu tin tốt lành, thái độ của bạn ngay lập tức tỏa sáng và bạn cảm thấy vui vẻ tích cực hơn với tất cả mọi người và mọi việc. Ngược lại, nếu bạn nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên bối rối, giận dữ, và nóng nảy, thậm chí nếu tin đó không chính xác hay không đúng sự thật. Căn cứ vào những trạng thái phản ứng như vậy để bạn giải thích những sự kiện cho chính bản thân mình là cách làm chết người.
Làm thế nào bạn có thể áp dụng luật này ngay lập tức:
Kiểm tra những phần quan trọng trong cuộc đời bạn – gia đình bạn, sức khỏe của bạn, công việc của bạn, tình hình tài chính của bạn – và quan sát các mối quan hệ nhân quả giữa những gì bạn nghĩ, nói, cảm nhận và làm và những kết quả bạn đang đạt được. Hãy thành thật với mình.
Phân tích xem bạn thực sự suy nghĩ về bản thân mình thế nào trong mối quan hệ với loại hình cuộc sống mà bạn đang sống. Hãy tuyệt đối thành thật. Cân nhắc xem những suy nghĩ của bạn trong mỗi lĩnh vực đang gây ra , tạo ra và duy trì hoàn cảnh xung quanh bạn. Những thay đổi gì bạn có thể tạo ra trong suy nghĩ của bạn để cải thiện chất lượng một vài bộ phận trong cuộc sống của bạn?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét