Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

14. Luật Chuẩn bị

Muốn thực hiện hiệu quả thì trước hết phải chuẩn bị kĩ càng.

Tiêu chuẩn của người đứng đắn, hay nghề những người thực sự chuyên nghiệp, trong bất kì lĩnh vực gì đó là họ dành rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hơn những người bình thường khác. Người không đứng đắn, hay người không chuyên nghiệp, thường cố gắng lừa bịp hay “chắp cánh cho công việc”. Anh ta cố gắng vượt qua với sự chuẩn bị ít nhất. Anh ta không nhận ra rằng mức độ chuẩn bị của anh ta sẽ được mọi người xung quanh nhận thấy một cách rõ ràng và ngay lập tức.


Một trích dẫn của Abraham Lincoln đã định hình cuộc đời tôi và thái độ của tôi khi tôi trưởng thành. Ông nói, như một người đàn ông trẻ tuổi ở Springfield, Illinois, "Tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc đời tôi và một ngày nào đó cơ hội của tôi sẽ đến." Ông đã nhận ra, tương tự như tất cả những người vĩ đại, rằng việc chuẩn bị kĩ càng sẽ là chìa khóa để mở ra tương lai của ông.

Hệ quả thứ nhất của Luật Chuẩn bị là:

Hãy làm bài tập của bạn; Đó là những chi tiết ngáng chân bạn trong mọi lúc đơn độc.

Những thành công vĩ đại thường được quyết định bởi việc để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Một thực tế, một điểm sai, có thể làm mọi việc khác đi. Và mọi thứ đều đáng quan tâm.

Bạn tôi Joel Weldon vài năm trước đã có một bài diễn thuyết tuyệt vời tại Hiệp hội diễn thuyết quốc gia. Bài diễn thuyết có tên là "Voi không bao giờ đốt." Thông điệp trung tâm trong bài phát biểu của ông đó là chính những “con muỗi” của cuộc đời, những thứ nhỏ nhất mà bạn có xu hướng lờ đi, lại gây ra nhiều phiền phức nhất. Chưa có ai bị con voi đốt cả, nhưng người ta thường xuyên bị muỗi đốt. Thông điệp của anh ta rất đơn giản: Nếu bạn muốn đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực của bạn, bạn phải có thái độ nghiêm túc về những thứ nhỏ nhặt bởi vì, như một bộ trưởng đã nói, "con nhím lợi hại ở những chiếc lông."

Hệ quả thứ hai của Luật chuẩn bị đến từ một nhân vật có uy tín trong làng kinh doanh, Peter Drucker, ông đã viết,

"Làm mà không nghĩ là nguyên nhân của mọi sự thất bại."

Hành động trước khi suy nghĩ về các chi tiết và những hậu quả của nó dường như là nguyên nhân của phần lớn những thất bại trong đời. Điều ngược lại của lời phát biểu này, tất nhiên, đó là hành động sau khi đã suy nghĩ thấu đáo và lập kế hoạch kĩ càng là lí do của hầu như mọi thành công.

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ tự động thành công nếu bạn lập kế hoạch kĩ lưỡng trước. Mà nó có nghĩa là bạn sẽ gần như luôn thất bại nếu bạn không làm điều đó. Rất nhiều luật về sự sắp xếp của Murphy có thể được tổng kết trong lời phát biểu sau: "Mọi điều có thể dẫn đến sai lầm, và sẽ đi đến sai lầm. Và tất cả những điều có thể thì luôn có thể đi đến sai lầm, điều có thể nhất sẽ đi đến sai lầm tại thời điểm tồi tệ nhất có thể và tốn nhiều tiền của nhất."

Lời bình đầu tiên về Luật của Murphy đó là "Murphy là một người lạc quan." Đừng bao giờ thừa nhận hay xem điều gì là quan trọng để quan tâm. Nếu điều đó thực sự quan trọng đối với vấn đề, thì việc kiểm tra đi kiểm tra lại là thực sự quan trọng.

Làm thế nào để bạn áp dụng Luật này một ngay lập tức:

Hãy suy nghĩ một lọat những nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng của bạn. Hãy viết suy nghĩ ra giấy. Viết ra tất cả mọi chi tiết của vấn đề và xem lại bản viết của bạn một cách cẩn thận.

Tìm kiếm những đầu vào và những ý kiến của người khác trước khi bạn đưa ra những quyết định và cam kết quan trọng. Đã có ai khác gặp phải tình huống tương tự chưa? Những kinh nghiệm quý báu gì người đó đã phổ biến cho bạn?

Hãy tiếp nhận sự thật, tiếp nhận sự thật đã qua trải nghiệm chứ không phải những sự thật hiển nhiên, những sự thật rõ ràng, những sự thật được cho là đúng, hay những sự thật mang tính lô gích. Sự thật không bao giờ nói dối. Kiểm tra đi kiểm tra lại. Suy nghĩ của bạn và những quyết định của bạn cũng tốt như là chất lượng của thông tin mà bạn đã làm việc với.

( Source : Brian Tracy - 100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét