Khách hàng luôn tìm cách thỏa mãn lợi ích của mình bằng cách tìm kiếm giá cả rẻ nhất và chất lượng tốt nhất có thể.
Khách hàng thực tế hóa những tính toán kinh tế bằng những lựa chọn của họ. Họ tìm kiếm để tối đa hóa việc mua sắm và tối thiểu hóa chi phí, hay tiền chi phí của mình. Khách hàng luôn cố đạt được thứ họ muốn bằng cách thức nhanh nhất, dễ nhất có thể, càng nhanh càng tốt, với giá thấp nhất có thể.
Điều này không phải là một vấn đề phức tạp. Điều này chỉ đơn thuần là một thực tế trong đời sống kinh doanh. Các khách hàng muốn những cái tốt nhất có giá cả thấp nhất, và họ sẽ mua chúng từ bất kì ai mà họ cảm thấy có thể cung cấp cho họ tốt nhất. Và họ luôn đúng. Để tồn tại và phát triển trong kinh doanh, hàng ngày bạn phải giao tiếp với những khách hàng hoàn toàn cho mình là trung tâm, thất thường và không kiễn nhẫn, những người muốn những gì họ muốn, khi nào họ muốn và muốn như thế nào, và họ sẽ đi nơi khác ngay khi họ nhận ra sự không thỏa mãn. Cũng giống như bạn.
Nhân tiện đây cũng cần phải bàn thêm về tầm quan trọng của việc phân biệt giữa thực tế va vấn đe. Chúng hoàn toàn khác biệt, và sự nhầm lẫn giữa hai cái đó có thể gây ra cho bạn rất nhiều căng thẳng.
Một thực tế, bởi định nghĩa, cũng chỉ là một thực tế. Nó là một phần không thể thiếu được và không thể tránh được của cuộc sống. Nó là một cái gì đó mà bạn chấp nhận và làm việc với nó và làm việc xung quanh nó, chẳng hạn như thời tiết. Nó giống như một vật không thể cử động. Bạn không cãi vã với nó hay bối rối về một thực tế.
Mặt khác, một vấn đề là một cái gì đó mà bạn có thể giải quyết được. Một vấn đề là một cái gì đó phục tùng trí thông minh và tưởng tượng của bạn.
Trong kinh doanh, việc bạn tách rời thực tế và vấn đề và bạn không trở nên bối rối hay lo lắng về một việc gì đó mà bạn chẳng thể làm gì. Một trong những luật của Burnham, của nhà triết học James Burnham, làm rõ sự khác biệt giữa thực tế và vấn đề. Luật này nói rằng: "Nếu không có sự thay thế, sẽ không có vấn đề."
Trước khi bạn trở nên quan tâm về một điều gì đó chưa xảy ra, hãy tự hỏi mình: Đây có phải là một vấn đề hay nó là một thực tế? Tuy nhiên, tất cả những sự kiện trong quá khứ đều là những thực tế. Anh hưởng duy nhất mà bạn có đối với chúng là cái cách mà bạn giải thích chúng và phản ứng với chúng. Những vấn đề gì là những gì bạn làmbây giờ, không phải những gì đã xảy ra hay phải đổ lỗi cho ai hay bạn đã có thể làm gì một cách khác biệt.
Hệ quả thứ nhất của Luật khách hàng là
Khách hàng vừa khắt khe lại vừa nhẫn tâm; họ thưởng cao cho những công ty phục vụ họ tốt nhất và đẩy những công ty phục vụ họ tồi tệ xuống vực.
Sam Walton có lần đã nói: "Tất cả chúng ta có chung một ông chủ, đó là khách hàng, và anh ta có thể thiêu chúng ta bất cứ lúc nào anh ta muốn bằng cách quyết định mua ở một nơi khác."
Không phải là khách hàng không quan tâm đến công việc kinh doanh của bạn. Mà là khách hàng quan tâm về bản thân họ và sự thỏa mãn của chính họ hơn là họ quan tâm đến việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp bạn. Bất cứ ở đâu bạn nhìn thấy một công việc kinh doanh thất bại, bạn nhìn thấy một công việc kinh doanh mà ở đó những người chủ hoặc không thể hoặc không muốn điều chỉnh những phần thưởng để làm thỏa lòng đủ số lượng khách hàng tại các mức giá cho phép họ tiếp tục. Khách hàng bỏ đi một cách lặng lẽ, kể cho bạn bè về kinh nghiệm tồi tệ của họ, và không bao giờ trở lại.
Hệ quả thứ hai của Luật này là
Khách hàng luôn cư xử có lý trong việc kiếm tìm con đường có ít trở ngại nhất để nhận được những gì họ muốn.
Từ quan điểm của khách hàng, mọi hành động đều có ý nghĩa hoàn hảo. Tất cả những hành vi mua đều nhằm vào việc đạt được sự thỏa mãn cá nhân lớn hơn, đối với việc cải thiện vị trí của một người, đối với việc trở nên giàu có. Nếu một người bán hàng hay một thương nhân gợi ý rằng khách hàng là những kẻ ngu đần bởi vì không thường xuyên lui tới hay mua các sản phẩm của một cửa hàng nào đó, chắc chắn là do người bán hàng hay thương nhân đó kẻ ngu đần.
Khách hàng rất thông minh và luôn biết những gì đem lại lợi ích tốt nhất cho họ. Quyết định của khách hàng luôn hợp lý, xuất phát từ quan điểm của khách hàng. Khách hàng luôn đúng, trong những gì khách hàng quan tâm. Khi bạn bước chân vào kinh doanh, bạn đặt toàn bộ tương lai về tài chính của mình vào việc làm thỏa mãn khách hàng từng ngày. Từ lúc bạn mở cửa, khách hàng đã biết được bạn sẽ bán những gì, bán với giá bao nhiêu, và bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Chỉ bằng cách phục vụ những mong muốn và những ý thích chợt nảy ra của khách hàng thì bạn mới có thể tồn tại và phát triển trong kinh doanh.
Hệ quả thứ ba của Luật Khách hàng là
Kế hoạch kinh doanh phù hợp luôn bắt đầu với khách hàng như là tâm điểm của sự chú ý và thảo luận.
Những người trong các công ty có một khuynh hướng nguy hiểm là đánh mất đi những suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của khách hàng. Họ có xu hướng chỉ nói chuyện giữa những người trong công ty với nhau, và điều tồi tệ hơn là gì, họ chỉ lắng nghe nhau. Họ quên đi như sự thật về khách hàng.
Nếu bạn đang đứng trong môi trường kinh doanh, và nếu những gì bạn làm ảnh hưởng đến khách hàng của bạn, bạn nên dựng một bức tượng khách hàng trong đầu mình và đặt nó ở giữa bàn khi bạn thảo luận về bất cứ kế hoạch gì liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy luôn tự hỏi bản thân, nếu khách hàng đang ngồi đây và lắng nghe chúng ta, khách hàng sẽ nghĩ gì? Khách hàng sẽ nói gì? Khách hàng sẽ tán đồng hay phản đối những gì chúng ta đang lập kế hoạch để làm?
Và còn nữa, chủ đề “khách hàng” là rất quan trọng. Một số người trong các tổ chức có những ý tưởng sai lầm rằng họ không có khách hàng bởi vì họ không có sự tương tác với những người mua sản phẩm và dịch vụ của công ty. Điều này có thể là một sai lầm chết người trong suy nghĩ. Nó có thể phá hỏng nghề nghiệp của bạn mà bạn thậm chí không biết đến nó.
Thực tế là bất kì ai cũng có khách hàng, và rất nhiều người có vài khách hàng. Khách hàng đầu tiên của bạn là người quyết định bạn sẽ được trả bao nhiêu và bạn sẽ được thăng chức nhanh như thế nào. Bằng định nghĩa này, trừ phi bạn là người chủ của chính bạn, khách hàng đầu tiên của bạn là ông chủ của bạn. Mức độ bạn làm hài lòng ông chủ của bạn tốt như thế nào sẽ quyết định bạn sẽ tiến xa và tiến nhanh thế nào về phía trước.
Nếu bạn là một người quản lý và bạn có những người làm việc dưới bạn, các cộng sự của bạn cũng sẽ là khách hàng của bạn. Bạn đối xử với họ và làm thỏa mãn họ như thế nào sẽ quyết định việc họ làm thỏa mãn khách hàng của bạn ra sao.
Nếu bạn làm việc ở bộ phận kế toán hay quản trị, khách hàng của bạn là những người phải sử dụng những gì bạn sản xuất ra, hoặc là bản kê khai tài chính, những dữ liệu in ra từ máy tính, hay những thông tin khác.
Mọi người đều có một khách hàng. Mọi người đều ở trong công việc kinh doanh làm thỏa mãn khách hàng. Mức độ thành công của bạn trong kinh doanh đựợc quyết định bởi việc bạn làm thỏa mãn những khách hàng quan trọng nhất của mình như thế nào.
Làm thế nào bạn có thể áp dụng luật này ngay lập tức:
1. Lập một danh sách tất cả các khách hàng của bạn, cả bên trong và bên ngoài công việc kinh doanh của bạn. Viết tên ông chủ và các đồng nghiệp của bạn, các khách hàng bên ngoài của bạn và địa chỉ liên hệ của họ, bất cứ ai mà bạn có quan hệ với, gồm cả các nhân viên của bạn.
2. Lập một kế hoạch ngay hôm nay để tăng giá trị của bạn đối với những người quan trọng nhất trong danh sách đó bằng cách này hay cách khác. Những kết quả nào mà bạn muốn đạt được một cách lý tưởng trong những mối quan hệ của bạn với những khách hàng này? Quyết tâm làm một cái gì đó hàng ngày để tăng mức độ thỏa mãn mà các khách hàng chính của bạn có được khi làm việc với bạn hay với công ty bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét