Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

53. Luật Con số 3

Cái ghế đẩu của sự tự do về tài chính có ba chân: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Một trong những trách nhiệm chính của bạn, đối với bản thân bạn và với những người phụ thuộc vào bạn, đó là xây dựng một pháo đài tài chính xung quanh bản thân bạn trên đường đời lao động của bạn. Công việc của bạn là tạo ra một tài sản mà dựa vào đó bạn có thể đảm bảo an toàn không bị đe dọa bởi những bất ổn về tài chính mà rất nhiều những người khác đã gặp phải. Để đạt được mục tiêu này, bạn cần duy trì tỉ lệ phù hợp về tài chính của mình trong ba lĩnh vực: tiết kiệm, bảo hiểm, và đầu tư.


Hệ quả thứ nhất của luật Con số 3 là

Để được hoàn toàn bảo vệ chống lại những điều không mong đợi, bạn cần phải có khoản tiết kiệm tiền mặt tương đương với từ 2 đến 6 tháng tiêu dùng trung bình.

Mục tiêu tài chính đầu tiên của bạn đó là tiết kiệm đủ tiền cốt để cho nếu bạn mất nguồn thu nhập trong vòng đến 6 tháng, bạn sẽ có đủ tiền dành dụm để nuôi sống mình. Chính hành động tiết kiệm số tiền này và gửi chúng vào một tài khoản tiết kiệm có lợi tức cao hoặc một tài khoản tiền thị trường sẽ mang đến cho bạn một ý thức mãnh liệt về sự tin tưởnh và sự thanh thản bên trong. Biết rằng bạn có số tiền này cất đi sẽ làm cho bạn trở thành một con người có hiệu quả hơn so với việc bạn cứ phải lo lắng về tháng lương sắp tới hai túi rau quả sắp tới của mình.

Một người phụ nữ đã tham dự một trong những cuộc hội thảo của tôi, trong cuộc hội thảo đó tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc để dành tiền, một năm sau cô đã viết cho tôi và kể cho tôi một câu chuyện thú vị. Cô nói rằng cô chưa bao giờ cân nhắc đến thực tế rằng cô phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự giầu có tiền bạc của chính cô. Cô luôn tiêu xài mọi tất cả những gì cô kiếm được và thêm một ít rút từ thẻ tín dụng của cô. Và kết quả là cô luôn luôn trong trạng thái nợ lần.

Tuy nhiên, từ cuộc hội thảo đó trở đi, cô bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập của mình từ mỗi lần nhận lương, bắt đầu với 5% và tăng dần lên theo thời gian. Cô đã trở nên cực kì tốt trong việc tiết kiệm đến nỗi mà chỉ trong vòng một năm cô đã bỏ ra được gần hai tháng thu nhập gửi vào tài khoản ngân hàng của mình.

Trong khi đó, công ty cô ta đã trải qua một vài thay đổi và cô đã phải làm việc với ông chủ mới. Người quản lý này có vẻ huênh hoang, hay chỉ trích và hay đòi hỏi. Lúc đầu, cô trung hòa thái độ của ông ta. Nhưng sau đó cô đã ý thức rõ ràng rằng cô có đủ tiền cốt để cho cô có thể bỏ đi. Và cô đã cất bước ra đi.

Cô kể cho tôi rằng quyết định này đã thay đổi cách nghĩ của cô về bản thân và về cuộc đời cô. Cho đến tận lúc đó, cô vẫn còn hơi thụ động và chỉ chấp nhận những gì ông chủ cô nói và làm. Sau kinh nghiệm đó, cô nhận thấy rằng có tiền trong ngân hàng sẽ đặt trách nhiệm cuộc đời cô lên vai cô.

Việc để dành tài chính đã tạo khả năng cho cô thôi không làm công việc mà cô không còn hào hứng nữa và cho phép cô có thời gian để tìm một công việc tốt hơn và được trả lương cao hơn. Cô viết trong thư rằng nếu cô không bắt đầu tiết kiệm, cô sẽ bị mắc vào cái bẫy công việc cũ của cô. Cô sẽ không thể ra đi, và cô sẽ đánh mất lòng tự trọng và tự tin của mình.

Hệ quả thứ hai của luật Con số 3 là

Bạn phải mua bảo hiểm tương xứng đề phòng bất kì trường hợp khẩn cấp nào mà bạn không thể trả vì số tiền lớn hơn tài khoản ngân hàng của bạn.

Luôn đảm bảo đối phó được với một trường hợp khẩn cấp mà bạn không thể viết một tấm séc để thanh toán. Hãy tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ để dự phòng cho bạn và gia đình trong bất kì trường hợp khẩn cấp về y tế nào. Mua bảo hiểm cho xe hơi của bạn để đề phòng trường hợp va quệt và trách nhiệm pháp lý. Hãy mua bảo hiểm cho cuộc đời bạn cốt để cho nếu có chuyện gì không may xảy ra với bạn, những người thân của bạn sẽ được đền bù. Có lẽ nhu cầu sâu xa nhất hay sự khao khát của bản chất con người chính là sự ước muốn được an toàn, và nếu không mua bảo hiểm tương xứng, bạn sẽ không được đảm bảo. Thường thường, bạn chấp nhận mạo hiểm về những việc mà bạn không đủ sức thanh toán.

Hệ quả thứ ba của Luật này là

Mục tiêu tài chính cuối cùng của bạn nên là tích lũy tư bản cho đến khi những đầu tư của bạn trả cho bạn nhiều hơn những gì bạn kiếm được từ công việc của bạn.

Cuộc sống của bạn được chia ra làm 3 phần rõ ràng mặc dù 3 phần này có xu hướng chồng chéo lên nhau. Thứ nhất, đó là những năm bạnhọc tập , quãng thời gian này bạn lớn lên và được giáo dục. Sau đó là những năm kiếm tiền của bạn, từ xấp xỉ tuổi hai mươi đến sáu mươi. Sau đến những năm khao khát của bạn, khi bạn về hưu, với tuổi thọ trung bình ngày nay đạt đến tám mươi năm, và đang tăng lên.

Điều đơn giản và hiệu quả nhất của tất cả các chiến lược tài chính đó là bạn tiết kiệm và đầu tư trong suốt cuộc đời làm việc của mình cho đến khi tiền của bạn trả cho bạn nhiều hơn so với bạn kiếm được trong công việc của mình. Tại điểm đó, bạn bắt đầu rút lui khỏi công việc của mình và dành thời gian quản lý tài sản của bạn. Điều này giống với một kế hoạch chiến lược rất đơn giản của cả đời người, nhưng điều nổi bật là có rất ít người theo nó và rất nhiều người kết thúc ở tuổi 65 với rất ít tài sản để dành được. Một người Mỹ về hưu trung bình ngày nay có tổng giá trị ròng xấp xỉ 31.000 đô la cộng thêm thu nhập an sinh xã hội. Đừng để điều này xảy ra với bạn.

Làm thế nào bạn có thể áp dung Luật này ngay lập tức:

Tính toán xem bạn sẽ mất bao nhiêu để duy trì mức sống hiện tại của bạn nếu thu nhập của bạn bị cắt hoàn toàn. Hãy quyết tâm ngay hôm nay để bắt đầu tiết kiệm cho đến khi bạn có từ hai đến sáu lần số lượng tiền này để dành. Xác định điều này là ưu tiên số một.

Hãy ngồi lại với một đại lý bảo hiểm tổng hợp và sắp xếp việc mua bảo hiểm cho tất cả các mặt trong cuộc sống của bạn—y tế, xe hơi, nhà cửa, và nhân thọ. Hãy là một người bi quan sáng tạo và tưởng tượng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Đừng ứng xử liều lĩnh. Đảm bảo rằng bạn được bảo vệ, dù có bất kì điều gì xảy ra.

Bắt đầu chương trình tiết kiệm/đầu tư hàng tháng ngay hôm nay, thậm chí tất cả những gì bạn làm là đi đến ngân hàng và mở một tài khoản tích lũy tài chính đặc biệt. Đặt một số lượng tiền cố định vào tài khoản này hàng tháng và hãy hình nó phát triển.

( Source : Brian Tracy - 100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét