Ads 468x60px

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

93. Luật Phần thưởng

Phần thưởng
Phần thưởng của bạn sẽ luôn được quyết định bởi kết quả của bạn.


Bạn sẽ luôn được trả theo tỉ lệ thuận với những gì bạn làm, bạn làm tốt thế nào, sự khó khăn để thay thế bạn. Chúng ta sống trong chế độ nhân tài, ở đó chúng ta luôn được ban thưởng theo kết quả mà chúng ta đạt mang đến cho người khác.

Cách thức nhanh nhất để bạn được trả nhiều hơn và được thăng chức nhanh hơn đó là bạn đạt được những kết quả với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn cho công ty của bạn và cho chính bản thân bạn. Những người được hưởng thu nhập cao và có mức sống cao là những người đang đạt được nhiều kết quả và kết quả tốt hơn những người khác trong bất kì điều gì mà họ đang làm.

Tập trung vào sự hoàn thành hơn là vào các hoạt động. Liên tục tìm kiếm những cách thức để đạt được nhiều kết quả và kết quả tốt hơn, nhanh hơn bao giờ hết. Thường xuyên đánh giá mỗi một hoạt động của bạn và đảm bảo rằng những gì bạn đang làm đang đóng góp những kết quả có số lượng và chất lượng lớn nhất vào bất kì thời gian nào. Luôn tự hỏi bản thân mình: Những kết quả người khác đang mong đợi ở tôi là là gì? Luôn tìm kiếm những cách thức để làm nhiều hơn là bạn được trả. Đi thêm một dặm đường. Không bao giờ có tắc nghẽn giao thông trên dặm đường đi thêm đó.

Làm thế nào bạn có thể áp dụng Luật này ngay lập tức:

Liên tục hỏi bản thân mình: Tại sao tôi lại được trả mức lương đó? Những kết quả cụ thể nào bạn đã được thuê để hoàn thành? Những kết quả gì, nếu bạn thất bại trong việc thực hiện chúng, sẽ ảnh hưởng đến công việc và nghề nghiệp của bạn?

Xác định những điều quan trọng nhất bạn làm mỗi ngày. Làm thế nào bạn có thể trở nên tốt hơn trong từng lĩnh vực? Bạn có thể làm gì để làm cho bản thân mình không thể thiếu được?

Đi thêm một dặm. Bằng cách nào bạn có thể làm nhiều hơn bạn được trả? Khi bạn kiên định làm nhiều hơn là bạn được trả, cuối cùng bạn sẽ được trả nhiều hơn so với những gì bạn đang được nhận hôm nay.

( Source : Brian Tracy - 100 Quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét