Ads 468x60px

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

22. Hãy dẻo dai và bền chí


Sự dẻo dai trong đàm phán có thể được gọi một cách đơn giản hơn là “sự gan lỳ”. Đó là một kỹ năng mà bạn cần học. Khi bạn bị buộc phải tỏ ra mạnh mẽ, kiên quyết trong đàm phán, bạn hãy nghĩ đến những điều dưới đây:


- Đừng nói quá nhiều. Hãy trình bày quan điểm của bạn một cách ngắn gọn và súc tích. 

Bạn càng nói ít bao nhiêu, bạn càng ít tiết lộ về bản thân bấy nhiêu. Bạn càng nói ít bao nhiêu, bạn càng có thời gian để lắng nghe và tìm hiểu về đối tác bấy nhiêu, và như vậy, cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn. 

- Chỉ nhượng bộ trong trường hợp hãn hữu. Điều này có thể tạo ra cho bạn vị thế mạnh mẽ hơn so với đối tác đàm phán. Nếu bạn phải nhượng bộ, hãy nhượng bộ một chút thôi, và đổi lại, bạn hãy đòi hỏi thêm ở đối tác một điều gì đó.

- Hãy kiên định. Không hẳn là bạn sẽ nói “Không”. Nếu bạn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, thì hãy để đối tác đàm phán của bạn cảm thấy như họ đang đối mặt với một bức tường thành vững chắc. Bạn sẽ không bị xem như một kẻ nông cạn và ngớ ngẩn, khi bạn có những giải thích hợp lý.

- Đảm bảo mọi việc tiến triển tốt. Đừng để các đối tác đàm phán xem thường bạn. Nếu vấn đề có thể được giải quyết, bạn hãy giải quyết ngay. Trong đàm phán, bạn cần thể hiện tính năng động, thực tế và hiệu quả. Đối tác đàm phán của bạn sẽ cảm thấy rằng thời gian đối với bạn là vô cùng quý giá và rằng bạn không thể chấp nhận những điều ngốc nghếch.

- Luôn tập trung. Trong các cuộc đàm phán chi tiết, sự kiên định và bền bỉ luôn là những vũ khí vô giá - chiến thắng sẽ dành cho người “gan lỳ” hơn. Người cuối cùng đứng dậy khỏi bàn đàm phám là người có khả năng tập trung tuyệt vời nhất.

( Source : 100 Điều doanh nhân trẻ cần biết - Minh An )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét