Quay đầu ở Hollywood là phải trả giá. Không thay đổi cũng vậy. Dù quay đầu hay không, bạn vẫn phải trả đủ, và vâng, tất nhiên với cái giá khủng khiếp.
Mọi người rất thích phun ra câu sáo ngữ về việc Van Gogh không bao giờ bán được bức tranh nào trong suốt cuộc đời mình. Dù sao đi nữa, tấm gương của ông cũng chứng minh cho chúng ta, những kẻ sống sau ông nhiều thập kỷ, rằng thất bại tuyệt đối cũng có cái hay của nó.
Có lẽ thế, nhưng ông đã tự tử. Giá tranh của ông đã tăng vọt không lâu sau cái chết của ông. Nếu ông quyết định sống thêm vài chục năm nữa, chắc ông sẽ có một khoản kha khá để dưỡng già. Và điều thật đáng buồn với thất bại khắp nơi là câu sáo ngữ này đã mất đi khá nhiều sức mạnh của nó.
Thực tế là các câu sáo ngữ chỉ có ý nghĩa trừu tượng với chúng ta mà thôi, còn trong đời thực lại không phải như vậy. Cuộc sống là một mớ hỗn độn, bẩn thỉu, còn sáo ngữ lại sạch sẽ và ngăn nắp.
Tất nhiên, không có “con đường đúng đắn” nào để trở thành họa sĩ, nhà văn, nhà làm phim, hay bất cứ nhà gì bạn mơ ước. Bất kể bạn noi theo tấm gương nào – Warhol danh tiếng và quyến rũ hay Van Gogh nghèo nàn khốn khổ – cũng đều tuyệt đối không quan trọng một chút nào.
Bất cứ thái cực nào cũng có thể đưa bạn lên tới đỉnh cao huy hoàng nhất nhưng cũng có thể hủy hoại bạn hoàn toàn. Tôi không biết câu trả lời, cũng chẳng có bất kỳ ai biết cả. Không có ai ngoài bạn và Thượng đế biết được tại sao bạn lại hiện diện trên cõi đời này, và thậm chí …
Vì vậy, khi một thanh niên hỏi tôi cách nào tốt hơn – quay đầu hay giữ vững lập trường – tôi không biết phải trả lời thế nào cả. Warhol quay đầu một cách vô liêm sỉ sau năm 1968 (năm ông ta bị thương vì một viên đạn mưu sát) và nhờ đó làm ăn rất ổn. Tôi biết một số nghệ sĩ lớn rất kiên định giữ vững lập trường, và kết quả là họ ngày càng trở nên đáng thương.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người xả thân vì lý tưởng. Bất cứ ai cũng có thể trở thành kẻ hoài nghi. Phần bất biến nằm ở đâu dó giữa hai thái cực này – đấy chính là phần con người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét