Ads 468x60px

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Chương 10 : Thành tố Thứ Sáu - Sự Nhận Thức Tập Trung


Hãy thêm vào trong cuộc sống của bạn sự nhận thức có tập trung. Trước khi thực hiện được điều này có lẽ chúng ta cảm thấy mình đã đủ hạnh phúc nên không lưu tâm đến sự thiếu vắng động lực nào đó thúc đẩy mình khám phá ra hai khía cạnh này của sự trưởng thành. Quả thật, chúng ta sẽ thiếu đi phần quan trọng nhất của cuộc sống nếu không khám phá ra điều này. 


Gia vị thứ 6, hay còn gọi là sự nhận thức có tập trung, có thể giúp chúng ta chạm đến tầng sâu nhất của hạnh phúc. Gia vị này kết nối chúng ta trực tiếp với đời sống tâm hồn tận sâu bên trong con người mình. Nếu chỉ thỏa mãn những nhu cầu của năm gia vị đầu thì cho dù đã cảm thấy đầy đủ nhưng chúng ta vẫn cảm thấy có điều gì đó chưa thật tường tận khi bàn thảo đến những vấn đề thuộc về lĩnh vực tâm linh, về sự sống và cái chết hay những hiện tượng không thể giải thích được trong cuộc sống quanh mình. 

Học cách luyện tập nhận thức có tập trung từng giây từng phút có lẽ là phần cơ bản nhất trong việc phát triển đời sống tâm linh và tinh thần. Sự nhận thức toàn diện mà tôi đang miêu tả ở đây không phải là một trạng thái bình thường. Khi tôi đề cập đến sự nhận thức toàn diện như một công cụ cho sự phát triển tinh thần thì có nghĩa là cần phải toàn tâm toàn ý. Khi bạn để hết tâm trí vào một điều gì đó, dành cho nó sự toàn tâm toàn ý thì cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi. Chẳng hạn như khi thưởng thức mùi hương của hoa, bạn để hết tâm trí vào nó, cảm nhận hương hoa thấm vào từng tế bào và sâu trong ngõ ngách tâm hồn, bạn sẽ trở thành chính mùi hương của hoa. Khi dồn hết tâm trí vào hương vị của món ăn, bạn sẽ là vị ngon của chính món ăn đó. 

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thường ngồi vào bàn ăn nhưng mắt lại dán vòa màn hình tivi và không cảm nhận được vị ngon của bữa ăn không? Và đã bao lần bạn ngồi vào bàn ăn nhưng đầu óc lại cứ miên man nghĩ đến những chuyện đã xảy ra trong ngày hoặc lo lắng về những cuộc hẹn hay các hóa đơn phải thanh toán? Chỉ khi không bị xao lãng vì bất cứ chuyện nào khác bạn mới có thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn mà mình đang thưởng thức. 

Dưới đây là một ví dụ vui cho thấy sức mạnh của sự toàn tâm toàn ý. 

Một vị thầy tu đang đi qua một cánh rừng thì bỗng nhiên có một con hổ lao ra chặn đường. Thầy tu bèn rẽ sang một hướng khác để thoát thân và đi mãi cho đến đụng phải một vách núi dựng đứng. 

Dọc theo vách núi là một loại dây leo dài ngoằng. Vị thầy tu bèn bám vào dây leo xuống, nhưng khi nhìn xuống thì ông ta đã thấy hai con hổ khác đang chực sẵn bên dưới. Lúc bấy giờ dĩ nhiên là cũng có mấy con hổ khác đang rình rập phía trên vách núi. Dường như tình thế ấy vẫn chưa đủ nguy kịch, có hai chú chuột bỗng từ đâu bò ra và bắt đầu gặm nhấm sợi dây leo, nó mòn dần, mòn dần đi từng lúc một… nhưng rồi ngay lúc ấy, vị thầy tu bỗng phát hiện ra mấy quả dâu dại chín mọng mọc trên vách núi. Ông liền đưa tay hái và bỏ chúng vào miệng… 

Câu chuyện kết thúc ở đây. Nhưng bạn hãy đoán thử xem nó hàm ý điều gì. Khi vị thầy tu cho những quả dâu kia vào miệng, ngay lập tức ông ta chỉ còn tập trung vào việc thưởng thức mùi vị ngọt ngào của những quả dâu chín mọng ấy mà thôi. Ông ta đặt hết tâm trí vào đó. Khi bạn để hết tâm trí vào vị ngon của món ăn, bạn sẽ biến thành chính vị ngon của món ăn đó(???). và thế là vị thầy tu kia biến thành những quả dâu ngọt ngào, và dĩ nhiên ông ta chẳng còn nghĩ rằng mình đang sắp bị những con hổ kia ăn thịt nữa. (Ghi chú của người gõ: kiến giải chuyện này như thế có vẻ kỳ lạ quá. Theo tui, hàm ý câu chuyện muốn khuyên người ta nên biết lọc lựa những khía cạnh tích cực trong mọi tình huống và phải tận hưởng cuộc sống tại mọi giây phút bạn đang sống). 

Câu chuyện về con hổ và những quả dâu chỉ mang tính tượng trưng thôi. Cuộc sống là thế, chúng sẽ luôn mang đến cho chúng ta những con hổ nhưng cũng sẽ mang đến cho ta cả những quả dâu thơm ngon kia. Chẳng hạn như bạn là người không hút thuốc lá và rất ghét phải ngửi mùi khói thuốc, thế mà bạn đang ngồi trong một nhà hàng gần khu vực dành cho người hút thuốc. Tất nhiên bạn sẽ rất khó chịu khi khói thuốc cứ lởn vởn bay sang bàn của bạn. trong trường hợp này con hổ chính là mùi khói thuốc đấy. 

Tuy nhiên, nếu không muốn ngồi đó và để cho mùi khói thuốc kia phá hỏng một buổi chiều thi vị thì hay tìm cho mình “những quả dâu thơm ngon” đê chuyển sự tập trung vào đó. Biết đâu đang có một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp bên ngoài cửa sổ mà bạn có thể ngắm nhìn để quên đi mùi khói thuốc. Nếu chuyển hết tâm trí vào viêc nhắm nhìn cảnh hoàng hôn thì ngay lập tức bạn sẽ chuyển cảm xúc của mình từ bực bội sang phấn chấn, thanh thản… 

Cuộc sống sẽ luôn mang đến cho bạn “những con hổ”, nhưng nếu biết để mắt quan sát và kiếm “những quả dâu chín mọng, thơm ngon”. Quyết định chọn cách trải nghiệm nào là tùy ở bạn. Sở dĩ bạn hãy cảm thấy cuộc sống của mình nhuốm màu u buồn, khốn khổ là vì bạn chỉ lo tập trung vòa con hổ mà thôi. Những lúc như thế, cố gắng đừng nhìn và nghĩ đến chúng nữa, mà hãy hướng tầm mắt ra xung quanh, mở rộng lòng mình để kiếm tìm “những trái dâu chín mọng” ẩn nấp đâu đó trong những cơ hội nhỏ nhoi trong đời để dồn sự tập trung vào đó. 

Nhận thức đầy đủ 

Khi bạn rèn luyện khả năng tập trung toàn bộ tâm trí vào chỉ một việc mà thôi, thì bạn sẽ trở thành người hướng dẫn giỏi nhất cho chính mình. Bạn sẽ nghiệm ra nhiều thứ từ những hoàn cảnh mà trước đây bạn chưa bao giờ chú ý đến. Vì thế có thể nhiều vấn đề nảy sinh là do bạn đã không tập trung mà thôi. Trẻ con làm đổ sữa do chúng không để ý, ai đó trượt chân ngã cầu thang là do sơ ý. Sự bừa bãi, chiến tranh, ô nhiễm và cả những thành kiến đều là hệ quả của sự thiếu lưu tâm đúng mực. 

Quả thật, ngay cả khi bạn rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nếu biết tập trung chú ý bạn vẫn có thể tìm ra hướng giải quyết. 

Hãy lưu tâm đến những suy nghĩ của mình, bạn sẽ nhận ra chính mình đã tạo ra hầu hết những rắc rối cho bản thân đấy thôi. Lưu tâm đến những thói quen, hành động, và những mối quan hệ sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn thấu đáo và nó sẽ làm tăng thêm uy lực cá nhân của bạn cũng như tính hiệu quả trong đời sống. Hãy cân nhắc về một thói quen mà bạn thật sự muốn thay đổi và tập kiểm soát nó. Chẳng hạn như bạn có thói quen hay đệm các từ như: “anh biết đấy!”, “anh hiểu chứ?” hoặc phát ra những tiếng “ừ, à” khi nói chuyện. Bạn rất muốn bỏ tật này, tuy đây chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng bạn vẫn muốn đổi sang cách nói khác cho dễ nghe và thiện cảm hơn. 

Khi bắt đầu lưu tâm đến điều này bạn sẽ để ý nhiều hơn mỗi khi những từ bạn muốn tránh được phát ra một cách vô thức trong cuộc trò chuyện của bạn. Đừng tự phê phán mình hay cố gắng thay đổi thói quen đó ngay lập tức. Bước ban đầu chỉ đơn giản là lưu tâm đến nó nhiều hơn mà thôi. Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ nhận ra mình ngày càng bớt nói đến những từ đó, thói quen này tự động được diều chỉnh như thể có một phép màu vừa xảy ra vậy. Bạn không cần thiết phải ép mình làm mọi cách để đạt được kết quả như mong muốn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là bắt đầu để ý nhiều hơn đến mọi chuyện theo một cách mới và rồi cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện mà chính bạn cũng không ngớ tới. 

Bạn có thể chọn bất cứ thói quen nào mà bạn muốn thay đổi. Đó có thể là sự lo âu, thiếu tự tin khi nói chuyện trước đám đông, tật ngắt ngang lời người khác khi đang nói hoặc thói quen ăn vặt ngay cả khi không đói. Tuy nhiên, mỗi thời điểm chỉ nên lưu tâm thay đổi một thói quen, và nên chọn ra những điều tương đối nhỏ mà thôi. Hãy khởi đầu với những điều dễ dàng bằng cách thức này để hướng tới sức mạnh cá nhân và giá trị tinh thần. 

Theo phương pháp nhận thức có tập trung, mỗi chúng ta sẽ có khả năng nhìn nhận và khám phá ra những sự thật tân sâu trong tâm hồn mình. Vì khi từ trong thâm tâm chúng ta nhận thức rõ được mình là ai thì những giá trị tinh thần sẽ được phát huy. Sự nhận thức có tập trung sẽ gây nên sự thức tỉnh về mặt tinh thần và kết quả là những khoảnh khắc bình thường sẽ không có vẻ bình thường nữa. 

Sự nhận thức có tập trung giúp chúng ta đối phó với bản chất luôn có vẻ mâu thuẫn và trái ngược của cuộc sống. Chúng ta sẽ có ý thức được bản ngã của mình và hiểu mình rõ hơn. Chúng ta sẽ biết lùi một bước trước những sự kiện quá lớn trong cuộc đời và nhìn lại thật rõ tất cả diễn tiến của sự việc như đang diễn ra trên màn ảnh. Sự nhận thức có tập trung sẽ giúp chúng ta có thể phân thân ra để nhìn rõ sự việc để rồi biết đâu chúng ta lại bật cười vì những thiếu sót và sai lầm của mình. 

Sự nhận thức có tập trung hay gia vị thứ 6 của một cuộc sống tươi đẹp chỉ đơn giản là để hướng chúng ta vào trạng thái ý thức rằng chúng ta đang nhận thức. Điều này sẽ tạo nên một chiếc cầu nối dẫn dắt chúng ta xâm nhập vào đời sống tinh thần thuần khiết của chính mình, cho phép chúng ta nhìn rõ được bản chất thật của mình như một thể tách rời khỏi vòng lẩn quẩn của cuộc sống và sự sinh tử. Điều kiện cần cho sự nhận thức có tập trung nói trên là sự thỏa mãn có được từ 5 gia vị đầu tiên, những gia vị này tiếp nối nhau không khác gì con bướm sinh ra sâu rồi sau đó chúng lại chuyển hóa thành bướm. 

Khi thật sự lưu tâm bạn sẽ có cách nhìn nhận vấn đề hoàn toàn mới. Sự nhận thức có tập trung sẽ giúp chúng ta liên kết trực quan với bất cứ điều gì chúng ta trải nghiệm dù chỉ là trong một khoảnh khắc. Khi ăn, hãy chỉ nghĩ đến việc thưởng thức món ăn. Khi rửa chén, hãy chỉ để ý đến việc rửa chén. Khi tắm, hãy tận hưởng những giây phút thư thái và cảm giác thoải mái khi ngâm mình trong làn nước mát. 

Hãy là một người quan sát 

Sự nhận thức có tập trung này sẽ làm nảy sinh những giá trị tinh thần của sự lưu tâm riêng biệt. Chẳng bao lâu sau, việc bạn lưu tâm đến chuyện gì không còn quan trọng nữa mà bạn bỗng nhận ra rằng mình là một nhân chứng tâm linh đối với mọi chuyện đang diễn ra quanh mình như thể bạn đang là một khán giả ngồi xem phim trên màn ảnh vậy. Bạn bắt đầu có cảm giác mình đang ở trong thế giới đó nhưng không thuộc về nó. Bạn có thể phân thân ra và có các ứng xử linh động, không còn là một cỗ máy phản ứng ngay lập tức với bất cứ sự kích hoạt nào. 

Trong trạng thái này, mọi sự việc xảy đến với bạn đều có khả năng trở thành một sự trải nghiệm tinh thần. Ngay cả nỗi đau đớn, sự u buồn cũng có thể trở thành một sự trải nghiệm tinh thần một khi bạn tách mình ra để quan sát nỗi đau của chính mình. Mặc dù các loài động vật bình thường cũng biết thể hiện nỗi đau nhưng chỉ có con người mới có khả năng tách mình ra, nâng mình lên khỏi nỗi đau đó để cảm nhận thấu đáo hơn về nó, nghĩa là biết mình đang ý thức về điều đó. Khi đã rèn luyện được khả năng nhận thức có tập trung thì cho dù việc gì đang diễn ra trước mắt bạn cũng không thành vấn đề nữa. Bạn đã tách phần hồn của mình ra, vì thế cho dù những gì đang diễn ra là bi kịch hay hài kịch thì bạncũng hiểu rõ rằng bạn chỉ là người xem mà thôi, ngay cả khi bạn nhìn thấy chính mình trên màn ảnh kia như bao nhân vật khác. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được cái mà trước giờ vẫn được gọi là linh hồn của mình, đó cũng chính là phần quan trọng nhất trong bạn trên cả chuyện sinh tử. 

Khi đã rèn luyện được phép phân thân này, thì những chuyện diễn ra trong cuộc sống của bạn – dù là chuyện vui sướng hay đau buồn – cũng không lthể chi phối hay làm bạn đi chệch hướng. Và bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt mà không phản ứng theo thói quen như vốn vẫn hành xử trước đây. 

Hãy xem xét phương diện tinh thần của người đàn ông trong câu chuyện sau. 

Một người đàn ông nghèo bị mất con ngựa. hàng xóm của ông thấy vậy thở dài bảo: “Ông thật là bất hạnh!”. Người đàn ông đáp: “Có lẽ vậy!”. ngày hôm sau, con ngựa kia quay về dẫn theo cả một đàn ngựa hoang. Nhìn người đàn ông lùa chúng vào chuồng, người hàng xóm lại lên tiếng: “Ôi sao mà ông may mắn thế!”. Lần này người đàn ông cũng chỉ đáp: “Có lẽ vậy!”. Vài ngày sau, con trai của người đàn ông này cố cưỡi lên lưng một con ngựa hoang trong đàn ngựa kia và bị ngã gãy chân. Người hàng xóm lại thương xót bảo: “Ông thật là đáng thương!”. Dĩ nhiên, lần này người đàn ông ấy cũng chỉ đáp ngắn gọn như lần trước: “Có lẽ vậy!”. Không lâu sau đó chiến tranh xảy ra, con trai của người đàn ông được miễn nghĩa vụ quân sự vì thương tật ở chân. Người hàng xóm lần này lại kêu lên rằng: “Sao mà ông may mắn thể!”. Người đàn ông cũng không nói gì khác hơn ngoài câu: “Có lẽ vậy!”. 

Khả năng nhận thức và tách biệt sự việc mà người đàn ông thể hiện trong câu chuyện trên có được từ vị trí của người quan sát. Ông tách mình ra khỏi các biến cố và quan sát những điều xảy đến trong cuộc đời mình như một khán giả đang quan sát cuốn phim về cuộc đời mình. Sự nhận thức có tập trung đã chuyển đổi cuộc sống sang quá trình tĩnh tâm chủ động và liên tục. Khi nhận thức được chính mình, bạn sẽ cảm nhận được sự hiện diện của tinh thần vốn luôn ở bên bạn và trong chính bản thân bạn, luôn luôn quan sát và hiểu rõ những diều bạn đang nhìn nhận. Người quan sát thấy những gì bạn thấy, nghe những gì bạn nghe, cảm nhận những diều bạn đang cảm nhận và trải nghiệm những điều bạn đang trải nghiệm. Một phương diện hoàn toàn mới của cuộc sống sẽ được mở ra từ kết quả của việc rèn luyện sự nhận thức có tập trung này. 

Hãy tự nhủ rằng: 

Mình sẽ để mọi việc trở nên đơn giản hơn bằng việc nhận thức sâu sắc về cuộc sống. 

HÀNH ĐỘNG NGAY! 

Hãy hành động bằng cách bắt đầu luyện tập sự quan tâm đến chính mình và đến những cảm giác của bạn. 

Nhìn nhận những cảm giác mà cách xử sự của người khác gây ra cho bạn.

Lưu ý rằng bạn đã bị tách ra khỏi những cảm giác đó.

Xem xét những cảm giác khó chịu rồi sau đó lai xem xét bản thân bạn đang xem xét chính mình.

Tách mình ra khỏi những ý nghĩ và cảm xúc của chính mình.

Nhận ra rằng bạn hoàn toàn có khả năng làm một người quan sát như đang xem một bộ phim.

Tạo ra một phương diện tinh thần mới, từ góc độ đó bạn có thể quan sát cuộc sống của chính mình.

( Source : Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét