Tôi đã được chỉ dẫn bởi những người cũng phải chịu đau khổ như tôi, những người mà tôi yêu và những ai đã từng chịu đựng những mất mát không gì có thể bù đắp nổi để tìm ra lý do tiếp tục sống. Giống như tất cả những ai đã từng phải đau đớn mất mát, tôi học cách để căm ghét thực sự từ «khép lại», với hành động đó, tôi tìm thấy một sự thật rằng sự đau thương là một tiến trình hữu hạn mà chúng ta có thể hồi phục từ đó. Ý tưởng rằng tôi sẽ tới được một giai đoạn trong đó tôi không còn nhớ con và day dứt vì đau thương nữa là không thể có và tôi đã từ bỏ nó. Tôi phải chấp nhận sự thật rằng tôi sẽ không bao giờ còn là con người như cũ, rằng một phần trong trái tim tôi, có thể là phần tốt đẹp nhất đã bị cắt rời và chôn vùi cùng với các con tôi. Thế thì cái gì vẫn còn lại? Đây là câu hỏi đáng phải suy nghĩ.
Gregory Peck, trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau khi con trai ông mất đã nói: «Tôi không nghĩ đến cháu hàng ngày; tôi nghĩ đến cháu hàng giờ mỗi ngày». Với thời gian, bản chất của những ý nghĩ này thay đổi, từ những hình ảnh về sự ốm đau. chết chóc, ký ức sẽ dịu lại khi nhớ đến tất cả những gì mà cuộc sống đã chứa đựng về những người thân yêu đã mất đi.
Nỗi đau thương là một chủ đề mà tôi phải biết rõ. Quả thật nó là chủ đề trong cuộc sống của tôi một thời gian khá dài. Tôi đã viết một cuốn sách về nó, cố gắng để tìm thấy con đường đi cho mình. Cái tôi đã học được là không có con đường nào đi vòng quanh sự thương đau; bạn chỉ có thể đi xuyên qua nó. Trong cuộc hành trình đó, tôi đã kinh qua nỗi tuyệt vọng, ý muốn tự sát và biết rằng tôi không cô đơn. Chắc chắn rằng không thể có sự an ủi trong lời nói, tôi đã nhận thức ra rằng lời nói, của tôi hay là của những người khác, là tất cả những gì tôi đóng khung kinh nghiệm của chính mình, trước tiên với nỗi tuyệt vọng và cuối cùng là một niềm tin mong manh rằng cuộc sống của tôi vẫn còn ý nghĩa.
Mười ba năm sau. các con trai tôi, mặc dù đã bị thời gian làm cho đông cứng, nhưng vẫn là một sự hiện diện sống động đối với tôi. Tôi đã hầu như tha thứ cho chính mình vì đã không thể cứu được các cháu. Tôi đã thấy mình già đi mà không có chúng. Các con tôi sẽ không chôn cất tôi như tôi đã nhận ra một cách chắc chắn. Tôi đã từng run lên khi phải nhắc tới lòng tin vào một vũ trụ có trật tự và một vị Chúa Trời công bằng. Nhưng tôi đã không đánh mất niềm tin vào tình yêu của mình cũng như lòng mong mỏi của tôi với tất cả, vô điều kiện và tôi sẽ thấy lại tất cả.
Đây chính là những gì đã trôi qua trong sự chờ đợi và hy vọng: Những ai mà chúng ta mất đi sẽ khơi dậy tình yêu mà chúng ta không biết là mình có trong chúng ta. Những sự thay đổi vĩnh viễn này là di sản họ để lại, là món quà của họ cho ta. Nhiệm vụ của chúng ta chính là chuyển tình yêu đó cho những ai vẫn cần đến chúng ta. Bằng cách này, chúng ta vẫn còn sự trung thành với ký ức về họ.
Trong đám cưới của con gái mình, tôi đã mượn một vài suy nghĩ của Mark Helprin và viết nên những lời như sau:
«Tình yêu giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự tha thứ. Chính sự không hoàn hảo của chúng ta đã khiến chúng ta có tư cách là con người và lòng tự nguyện của chúng ta để khoan dung với những người trong gia đình và bản thân. Chúng ta đã làm giảm nhẹ những sự đau thương vì tình yêu thường làm chúng ta trở nên dễ tổn thương với chúng. Trong những giây phút như thế này chúng ta chào mừng phép lạ giữa hai người đã tìm thấy nhau và đã cùng nhau tạo ra cuộc sống mới. Nếu tình yêu quả thật có thể vượt qua cái chết thì nó chỉ có thể làm điều đó qua ký ức và sự hiến dâng. Ký ức và sự hiến dâng- với nó trong trái tim bạn dù đã từng bị tan vỡ, bạn sẽ cảm thấy đủ đầy và bạn sẽ ở lại trong cuộc đấu tranh cho đến giây phút cuối».
( Source : Già quá sớm, khôn quá muộn - Gordon Livingston )
Mục lục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét