. Chúng ta sống lâu muôn tuổi trong thời gian cảm giác.
Chỉ muốn thành công và có lợi ngay, điều đó có nghĩa là bức bách theo đuổi hiệu ứng ngắn ngủi mà không quan tâm đến ảnh hưởng lâu dài, theo đuổi lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo lý căn bản.
Nếu như bạn là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tầm nhìn sẽ ngắn, đeo kính cận nhìn theo thành công và lợi lộc. Chỉ nhìn thấy tình huống trước mắt, chỉ nhìn thấy phúc họa lành dữ bề ngoài, chỉ nhìn thấy giàu nghèo được mất tạm thời. Đau đầu thì chữa đầu, đau chân thì chữa chân là phương thức hành vi nhất quán của bạn. Để chữa khỏi đầu mà không quan tâm đến chân, để chữa khỏi chân lại có thể không quan tâm đến đầu. Để thoát khỏi cảnh khó khăn, bạn có thể bất chấp lợi ích tương lai, để mong được cái sảng khoái nhất thời, bạn lại lấy cái đau khổ lâu dài làm giá phải trả, để thoát khỏi cảnh nghèo khó tạm thời, bạn có thể phải trả cái giá của nhân cách.
Nếu như bạn chỉ muốn thành công và có lợi ngay, chắc chắn tâm tình hẹp hòi, không có chí lớn trong lòng. Luôn là mù quáng chạy theo thế tục, đầu mọc trên cổ người khác, người ta nói quân nhân là mốt thì bạn tìm cách mặc lên bộ quân phục. Người ta nói văn bằng quan trọng thì bạn lập tức đi chạy văn bằng. Người khác nói xuống biển kiếm tiền, thì bạn giống như con kiến nằm trên chảo nóng, lập tức cắm đầu đi xuống biển.
Bạn căn bản bất chấp việc người phải làm gì để nên người. Nào là nhân cách và đức hạnh ư, nào là ranh giới cuộc đời ư, nào là giữ phẩm hạnh, linh hồn ư, tốt đẹp ư, đối với bạn đều không đáng một xu. Bạn tưởng là người ta sinh ra ở đời, chỉ có ăn ngon mặc đẹp, chơi nhiều vui nhiều mới sẽ là tốt đẹp, mới là hiện thực, mới chính là giá trị. Thế là để đạt được ăn mặc vui chơi đều tốt, bạn có thể không từ mọi thủ đoạn, bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn.
Song, sự việc trên đời này cũng thật kỳ lạ, càng là người chỉ muốn thành công và có lợi ngay càng không dễ gì đạt được thành công và lợi lộc, không có một ai bất chấp liêm sỉ, bán rẻ linh hồn lại có thể nhận được niềm vui sướng chân chính.
Bất kể người chỉ muốn thành công và có lợi ngay như thế nào vẫn luôn trố đôi mắt của ?kẻ tham không biết chán? để chằm chằm nhìn vào hai chữ danh lợi. Nhưng danh lợi đối với bạn giống như một nhà triết học phương Tây đã từng nêu ra một ví dụ, nó giống như một miếng thịt treo ở phía trước càng xe đối với người đánh xe. Người đánh xe luôn muốn tóm lấy miếng thịt đó, nhưng vẫn tóm không được. Bất kể bạn kéo chiếc xe nhanh đến bao nhiêu, miếng thịt kia trước sau đều ở phía trước càng xe của bạn, trước sau đều không tóm được vào tay bạn. Bạn suốt ngày vắt óc, luôn luôn chờ dịp đầu cơ trục lợi, mà còn vội vàng tất tưởi, mồ hôi nhễ nhại, khổ sở đến cuối cùng vẫn chẳng có một cái gì. Bạn vẫn là công không thành, danh không toại, lợi lộc cũng không.
Nói chung người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, tuy so với người mơ ước viển vông nói ở trước có đường đi đặc biệt, nhưng đều gặp nhau. Gặp nhau ở hai điểm, một là mọi việc không thành, hai là không có hạnh phúc đáng nói, chỉ uổng công bận rộn một phen. Người muốn thành công và có lợi ngay không thể có thành tựu gì về sự nghiệp, bởi vì bạn vốn đã không có theo đuổi lâu dài gì, không có chí hướng đạt thành tựu sự nghiệp gì, toàn bộ sức lực của bạn, toàn bộ thời gian và toàn bộ sinh mệnh đều vô hình tiêu tán trong hành vi ngắn ngủi của bạn, tiêu tán trong việc làm phù phiếm nông cạn. Bạn có thể được lợi nhất thời, nhưng bạn phải trả ra quá nhiều, cái được cuối cùng chẳng bõ bèn gì. Hơn thế, bạn sống quá vất vả, cho nên bạn không có được niềm vui và hạnh phúc chân chính.
Chẳng lẽ niềm vui và hạnh phúc trước tiên không phải là một vẻ đẹp của tâm linh và bình yên của linh hồn chăng?
- Tất cả những người chỉ muốn thành công và có lợi ngay, bất kể là sự nôn nóng của lớp trẻ, cấp tiến của lớp trung niên và cấp bách của người già không có ai không như thế: không thành công, không có lợi lộc, không hạnh phúc.
Từ đó ta thấy, đức thánh Khổng nói chẳng sai: "Dục tốc bất đạt".
Vì sao phải chỉ muốn thành công và có lợi ngay?
Tâm lý bức bách sản sinh đối với thành công và lợi lộc, xét đến cùng không có đạo lý cơ bản thông tới sinh mệnh. Bạn cho rằng việc lớn nhất trong đời người là vớt vát danh vọng và kiếm tiền, hạnh phúc đời người cao nhất chính là có danh tiếng và tiền tài. Nhưng lại không biết rằng chúng ta đến với đời, thân thể của bản thân chúng ta không nên bị lòng mình nô dịch, lòng chúng ta cũng không nên luôn luôn nô dịch thân thể của bản thân mình. Lòng mình luôn trói buộc thân mình, thì lòng dạ đó cũng quá hẹp hòi. Đứng trước danh lợi nên siêu thoát một chút, đạm bạc một chút thì đã không tự do tự tại trên trời cao biển rộng đó sao? Nhận được thể xác và tinh thần tự do lành mạnh, phát huy đầy đủ sức mạnh cao nhất trong lòng chúng ta, biểu hiện rõ ràng tính cách bẩm sinh tốt đẹp nhất của chúng ta, đây chẳng lẽ không phải là sự việc quan trọng nhất trong đời chúng ta sao?
Giả sử chúng ta có thể thoát khỏi sự cám dỗ của danh lợi trước mắt, hãy để cho linh hồn của chúng ta yên bình, tinh thần thoải mái, cùng với thần tính nội tại của loài người - thần tính vĩnh viễn không chết, vĩnh viễn không bệnh tật, vĩnh viễn không phạm tội giữ được hài hòa, thế thì đáng được hiệu suất sinh mệnh vĩ đại biết mấy! Thế thì đáng được hạnh phúc đời người cao cả biết mấy! Nhiều vĩ nhân đã từng mãnh liệt hướng về như thế, chẳng lẽ bạn lại không hướng về điều đó chăng?
Mark Twain có một câu nổi tiếng:
"Hãy để chúng ta nhận sự cám dỗ,
Hãy để chúng ta không nhận sự cám dỗ".
Tự do lành mạnh của thể xác và tinh thần phải là sự cám dỗ cao nhất của đời người, nó là cái cần có của bản thân chúng ta, giây lát cũng không thể xa rời, chúng ta có thể nhận cám dỗ để có được nó. Công danh lợi lộc vốn không thuộc về những cái của bản thân chúng ta, nó vừa không ở trong lòng chúng ta, cũng không ở trong thể xác của chúng ta. Có nó và không có nó đối với sự tồn tại thể xác và tinh thần của chúng ta thật ra không phát sinh ảnh hưởng tất nhiên trực tiếp. Cần gì phải trả giá của nhân cách để vội vàng giành lấy?
Điều này của bạn chẳng phải là luận điệu cũ rích của cái gọi là quân tử biết nghĩa, tiểu nhân biết lợi đã lỗi thời đó sao? Chẳng phải chính là lời của Đổng Trọng Thư nói nào là "người nhân nghĩa phải chính đạo không cầu lợi phải tu lý mà không vội thành công" lập lại điệu cũ đó sao?
- Thực ra, cũ thì cũ đấy, nhưng không nhất định là đã lỗi thời.
Nền văn hóa phương Đông của chúng ta chính là như thế đấy, quyết không thể làm tổn hại điều nghĩa để cầu lợi, bỏ nghĩa để tham công danh. Chúng ta vẫn luôn theo đuổi điều căn bản làm người của con người, quyết không bỏ cái gốc để cầu cái ngọn.
Nhưng, chúng ta từ trước đến nay không phải là người không ăn uống ở nhân gian. Chúng ta biết, tất cả mọi việc làm của nhân loại xét đến cùng đều là những hành vi mưu cầu lợi ích. Lý tưởng cuối cùng của chúng ta không có cái nào không đặt ở đi tìm lợi ích.
Nhưng, cái gọi là "lợi ích" của chúng ta, thật ra không phải chỉ một phía, thật ra không phải chỉ cần béo phệ mà bất chấp đến dưỡng tâm, hoặc chỉ biết thích thú mà bất chấp dưỡng thân, mà là theo đuổi đối với giá trị tổng thể của đời người. Cũng thật ra không phải là vẻ bề ngoài tạm thời, chúng ta theo đuổi lợi ích căn bản lâu dài. Đương nhiên chúng ta biết tất cả mọi việc làm trước mắt đối với tương lai có ý nghĩa gì, chúng ta cũng không bỏ qua lợi ích trước mắt, nhưng nhất định để lợi ích trước mắt phục tùng lợi ích lâu dài, điều đó có khác về chất so với người chỉ muốn thành công và có lợi ngay.
Chúng ta theo đuổi cái bất hủ của tinh thần, chúng ta hoàn toàn coi trọng thời gian cảm giác. Trong cảm giác của chúng ta, sinh mệnh là tốt đẹp, cuộc đời là tốt đẹp. Chúng ta theo đuổi cuộc đời tốt đẹp một cách vững vàng thiết thực.
Trong thời gian cảm giác, chúng ta sống lâu muôn tuổi.
Còn thời gian vật lý chỉ làm một hệ số tham khảo của chúng ta. Con thuyền sinh mệnh mặc dù buộc chặt vào đây, nhưng thật ra nó không thể trực tiếp phản ánh giá trị của đời người. Năm sống của chúng ta tuy khó đầy một trăm năm, nhưng có người thậm chí chỉ một chốc lát ngắn ngủi lại tỏa ra ánh hào quang xán lạn.
Hãy vứt bỏ ý muốn thành công và có lợi ngay hãy đưa mắt nhìn về tương lai và chắc chắn thiết thực hơn, như thế thì chúng ta sẽ mãi mãi trẻ trung.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét