* Cất bước không dừng, rùa thọt đi mãi cũng ngoài ngàn dặm.
* Thượng đế ban tặng cho sinh mệnh của loài người chúng ta là: không ngừng có nơi theo đuổi, có nơi mong ngóng, mới sống được vui vẻ thoải mái.
Liệu bạn có thể không kể bất cứ trở ngại nào, không kể ở cảnh ngộ nào, vẫn luôn tiến lên không chút uể oải không?
- Đây là điều nghi vấn suốt đời của bạn.
Tư tưởng uể oải sinh ra từ tính lười nhác. Tính lười nhác là một trong những nhược điểm của tính người phổ biến. ở nơi sâu kín bản tính của con người đều có khuynh hướng tránh khổ thích vui chơi, ham muốn nhàn tản, chẳng có mấy ai sinh ra đã bằng lòng chịu kham chịu khổ lam lũ siêng năng, lăn lộn.
Chỉ có thông qua hoàn cảnh và tiếp nhận giáo dục sau này mới làm cho có người xây dựng nên lý tưởng cuộc đời. Vì thực hiện lý tưởng mới lấy khổ làm vui, suốt đời phấn đấu. Có người thì một đời không đi ra khỏi hoang mang, trong lòng không có trí lớn, tâm tính lười nhác, trong công việc thì chọn nhẹ sợ nặng, trong cuộc sống thì tham mong hưởng thụ. Những người như thế trên đường đời chịu không nổi một chút phong hàn, chịu không nổi một chút thăng trầm. Hơi một chút gió thổi sóng xô đã nghiêng ngả chòng chành, liền sinh ra lung lay và hoài nghi đối với niềm tin của mình, thế là uể oải nhụt chí, co lại không dám tiến, làm cho sự nghiệp của họ nửa đường vứt bỏ.
Do đó, chúng ta thường nghe thấy họ than vãn như thế này: "Ôi! Thôi vậy, tôi chẳng muốn dốc sức làm tiếp như thế nữa".
Đây là biểu hiện rõ rệt sinh ra tư tưởng uể oải. Trên thực tế là sự hoài nghi và phủ định đối với sự cố gắng lăn lộn của mình trước đó. Không cho rằng có tồn tại hứng thú để phấn đấu cho sự nghiệp trước đây nữa, tinh thần của bạn sẽ có thể nhanh chóng rời rạc dẫn đến tan rã.
Nếu như bạn kiên trì thêm chút nữa, chịu đựng nổi khó khăn, có thể bạn sẽ được thưởng thức cái vui thú của việc phấn đấu, chia xẻ niềm vui sướng của thành công. Mọi việc trên thế giới chính là như thế, thành công ở chỗ kiên trì.
Sách "Thượng thư. Lữ Ngao" viết: "Vi sơn cửu nhẫn, xảo khuy nhất quý".
- Đắp một ngọn núi đất cao chín nhẫn (1[1][2]), mong đợi gần đến ngày hoàn công, chỉ vì tư tưởng uể oải sinh ra nên chỉ còn một sọt đất thôi mà không hoàn thành nổi, há chẳng tiếc sao!
Trọng tài cuộc đua tịnh không lấy tốc độ của vận động viên khi mới chạy để phán định thành tích và thứ bậc của anh ta. Bạn muốn giành được vinh dự quán quân cần phải kiên trì đến cùng, lao lên đến? giây phút cuối cùng. Chỉ kém nhau chút đỉnh, bạn sẽ có thể bao nhiêu công sức đổ xuống sông xuống biển hết.
Tôi có quen biết một bạn trẻ, tám năm trước anh ta từng nói với tôi: "Tôi muốn viết một thiên tiểu thuyết có thể sinh ra hiệu ứng náo động xôn xao". Lúc ấy anh ta quả thực có một nhiệt tình cháy bỏng, thế là say sưa để viết, một "mạch đã viết" được hơn 2 vạn chữ, có vẻ tự tin cầm đến cho tôi xem xem. Tôi cảm thấy sự cảm thụ văn học của anh ấy rất tốt, kỹ xảo ngôn ngữ cũng rất tuyệt. Nhưng kết cấu câu chuyện không ngoắt ngoéo rơi vào khuôn sáo cũ, tình tiết cũng có một số chỗ đầu Ngô mình Sở, không những không thể sinh ra hiệu ứng náo động xôn xao, mà các tạp chí thông thường thậm chí khó có thể tiếp nhận. Tôi vẫn mang nhiệt tình mạnh mẽ cổ vũ anh ta, hy vọng anh ta đảo lộn kết cấu hiện có, thiết kế lại một số tình tiết nào đó trong chuyện. Anh ta lại như quả bóng xì hơi, xẹp hoàn toàn, không muốn suy nghĩ sắp xếp lại nữa, bèn đem thiên tiểu thuyết đó đưa cho hai tạp chí, đều bị trả lại. Từ đó không còn hứng thú mãnh liệt đối với việc viết tiểu thuyết nữa, lòng tự tin cũng hoàn toàn tiêu tan. Từ đó về sau, mặc dù cũng có vài lần xốc nổi mở ra đầu đề của vài thiên tiểu thuyết, cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Về sau bèn vứt bỏ con đường văn học.
Đối với anh bạn trẻ này, nếu lấy cơ sở văn học của anh ta, lấy điều kiện sáng tác của anh ta để xét, anh ta hoàn toàn có khả năng giành được thành tựu trong sáng tác văn học, nhưng điều đáng buồn là thiếu tính nhẫn nại, thiếu ý chí kiên nhẫn, tư tưởng uể oải đã bóp nghẹt tài năng sáng tác của anh ta.
Sinh mệnh của con người vốn có tính dẻo dai và sức chịu đựng vô hạn, chỉ cần bạn trước sau kiên trì, bất kể ở cảnh ngộ nào, đều không nên thả lỏng lẻo mình, không tự ruồng bỏ mình, bạn sẽ có thể sáng tạo ra những thành tựu làm cho mình và người khác đều kinh ngạc.
Giọt nước có thể xuyên qua đá, là sức mạnh xuyên thấu của giọt nước tích tụ lại được qua nhiều năm tháng.
Người xưa dựa đó đã để lại cho chúng ta rất nhiều, rất nhiều lời khuyên răn, thực tế rất đáng để chúng ta lấy đó làm gương.
Sách ?Tuân tử. Tu thân? viết: "Cất bước không dừng, rùa thọt cũng đi ngoài ngàn dặm". (Rùa thọt chân cũng có thể đi được ngoài ngàn dặm, là vì nó luôn luôn tiến lên không ngừng).
Tống Giang Lân Kỷ trong ?Tạp chí? dẫn ra bài thơ ?Ly biệt? của Phong Đặc Khanh viết: "Phật hứa chúng sinh nguyện, tâm kiên thạch dã xuyên". Tâm chí cứng rắn có thể xuyên thủng đá cứng, đủ để chứng kiến cái thần diệu của sức mạnh tinh thần.
Đời người hễ thành công một sự nghiệp, đều phải tổn hao tâm sức kiên cường và tính chịu đựng, phải bỏ ra tâm huyết mười năm, mấy chục năm thậm chí một đời.
Nếu bạn muốn nhẹ nhàng lêu lổng lại có thể ngồi để thu lợi bất chính thì chỉ là nằm mơ giữa ban ngày. Bạn muốn dựa vào may mắn, dựa vào vận may để giành lấy quả thực dồi dào, vận may mãi mãi không thể chiếu cố đến bạn.
Bạn tưởng là linh cảm có thể giúp ích cho bạn chăng? Linh cảm không thể lại thăm những chàng lười biếng.
Lại có những người sinh ra tư tưởng uể oải khác, họ từng huy hoàng trong quá khứ, hoặc đã từng một thời giành được thành công ở một mặt nào đó, thế là chuẩn bị nằm trong vành hào quang huy hoàng không động đậy nữa, nằm trên sổ ghi công trạng của quá khứ không phấn đấu nữa.
Thả lỏng mình như thế cũng là đáng buồn. Dựa vào tài hoa và năng lực đoạt được vinh dự, giành được thành công trong quá khứ của bạn, nếu như ngày nay tiếp tục phát huy, thừa thắng tiến lên, bạn vốn có thể đoạt được vinh dự cao hơn, giành được thành công lớn hơn, có cuộc đời càng huy hoàng hơn. Ngược lại vì tầm nhìn của bạn thiển cận, giậm chân tại chỗ, dừng lại tại quãng đường vốn đã đạt được, kết quả bạn đã để mất vinh dự cao hơn và thành công lớn hơn.
Có lẽ bạn cho là mình tất cả đều đủ rồi, việc gì phải theo đuổi mãi không biết đủ, việc gì phải theo đuổi tham không biết chán nữa? Đã làm nửa đời người rồi sẽ dừng lại ở đây, còn nửa đời sau thì thanh thản nhẹ nhàng, vui vẻ thoải mái, há chẳng phải là rất tốt sao?
Bạn phải biết rằng mãi không biết đủ vốn là thiên tính tốt đẹp của con người. Người ta một khi biết đã đủ, có cảm giác tất cả mọi thứ đều đủ rồi, cũng có nghĩa là người này tuyên án tử hình của mình. Sự tồn tại sinh mệnh của anh ta từ đó về sau giống như là cục thịt biết đi, không còn ý nghĩa nữa. Dù sống thêm một ngày hoặc mười năm, hai mươi năm cũng không có gì khác nhau. Anh ta chỉ là đang chờ chết. Trên thực tế, ai ai cũng đều là mãi không biết đủ.
Mãi không biết đủ, vươn lên không nghỉ với tham lam không biết chán không liên quan gì với nhau. Việc trước là không ngừng giương cao cánh buồm sinh mệnh, làm cho sinh mệnh luôn luôn tồn tại một cách tốt đẹp mà lại có ý nghĩa nữa. Còn việc sau lại là vì tham cầu danh lợi mà gây nên tự trừng phạt, xem mục tiêu của sự tồn tại sinh mệnh là đi chiếm hữu cái gì đó.
Người tự cho là đủ thường luôn luôn vui là triết học của người ngu, là tự đánh trống lấp kiểu AQ.
Trên thực tế, không thể có một người tự cho là đủ thường luôn luôn vui chính cống. Bất cứ người tự cho là đủ nào đều chỉ có thể là ngắn ngủi, nhất thời, không có thể là lâu dài. Khoảnh khắc giành được thành công hưởng thụ niềm vui sướng to lớn của thành công, thời gian niềm vui đó kéo dài cũng sẽ vô cùng ngắn ngủi. Rất nhiều, rất nhiều người thành công, trạng thái hưng phấn của nó chỉ kèm theo trong quá trình lăn lộn để giành thành công, kéo dài đến khoảnh khắc giành được thành công mà thôi. Khoảnh khắc này đạt đến hưng phấn cực độ.
Khi theo đuổi đã đạt được, lý tưởng đã thực hiện, đã hưng phấn đến tột đỉnh, nếu như không có theo đuổi mới, không có mong đợi mới, sẽ làm cho mình uể oải, cảm giác trống rỗng của bạn sẽ sinh ra một cách tự nhiên. Cảm giác chờ chết sẽ trào dâng trong lòng bạn. Do đó, có kẻ tự sát sau khi nhận được tiền thưởng giải Nobel.
Sinh mệnh thượng đế ban tặng cho loài người chúng ta chính là như thế. Quy luật vận động sinh mệnh mà thượng đế ban tặng cho loài người chúng ta chính là như thế: Chỉ có vĩnh viễn không ngừng lại, cho mãi đến ngày đi gặp Thượng đế mới thôi, luôn luôn không ngừng theo đuổi, chờ mong, mới có thể sống được vui vẻ thoải mái!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét