* Sau lúc sa ngã, cuối cùng chỉ có chính bạn mới có thể cứu vớt được bạn.
* Tự ruồng bỏ, đây là một con rắn độc mãi mãi làm hủ bại và cắn rứt tâm linh.
* Mãi mãi không nên nói "Hỏng hết rồi" đối với mình.
Đời người bãi bể nương dâu, việc đời dồn dập, chúng ta có một số người hoặc sa ngã vào cũng bùn tội ác; hoặc lúc thiếu thời đã vào trại cải tạo lao động; hoặc khi đang độ hào hoa phong nhã bị tù trong ngục, sống cuộc đời trong song sắt khổ sở.
Việc tốt không ra ngoài cửa, việc xấu truyền đi ngoài ngàn dặm. Bạn một khi bị sa ngã, lập tức tiếng xấu đồn đi khắp nơi. Thói đời thay đổi thất thường, nhân tình thắm nhạt khôn lường, trong thế tục có thói người vừa đi khỏi, nước chè đã nguội. Bạn bè, bạn học, thầy giáo của bạn ngày xưa thậm chí cả cha mẹ, anh chị em của bạn cũng vì bạn sa ngã mà lạnh nhạt và xa lánh bạn, người yêu, bạn đời của bạn ngày xưa cũng bỏ bạn để đi...
Sức ép tinh thần nặng nề bao nhiêu đều trút dồn hết vào bạn, giống như là núi lở, giống như là sóng thần.
Cho dù xã hội đang kêu gào: Hãy cứu vớt người thanh niên sa ngã!
Nhưng, tiếng hò hét tỏ ra đuối sức tắt nghẹn như thế kia, giống như là cách núi cách sông.
*Bạn đứng trong gió rét căm căm, ngửa mặt lên trời xanh mênh mang, bạn hổ thẹn, buồn rầu, suy nghĩ lung tung.
*Một lần sa ngã hối hận nghìn đời! Bạn nên ân hận, nên sám hối một cách sâu sắc! Tại sao lại bước vào con đường tội lỗi? Hãy để tay lên ngực tự hỏi, thẩm vấn mình 100 lần tại sao?
*Lúc này ở trước mắt bạn có hai con đường: con đường tội ác, con đường lương thiện.
* -Tự hối hận suông, không có hành động gì. Hoặc trốn tránh thế giới, bỏ đàn sống ẩn náu một mình; hoặc vẫn như xưa, chịu lôi cuốn lại vào tội ác, sa ngã vào chốn vực sâu hơn. Đó là con đường tội ác, vào ngõ cụt của cuộc đời.
*- Lấy điều hối hận đối với hành vi sa ngã làm sự bắt đầu cứu vớt đối với sinh mệnh. Hãy để sức ép tinh thần to lớn kích thích động lực cuộc đời lớn lao, mạnh dạn sửa đổi sai lầm cũ, trở lại làm người, để cho mọi người trố mắt nhìn theo. Đó là con đường lương thiện. Bước lên con đường này, những cái mà cuộc đời nên có, bạn vẫn có thể nên có tất cả.
*Đi theo con đường nào là tùy ở bản thân bạn.
*Sau khi sa ngã, cuối cùng chỉ có chính bạn mới có thể cứu vớt bạn. Hãy ngóc dậy cái đầu nặng nề của bạn để tự cứu vớt mình.
*Mặc dù nên hối hận, vẫn xin chớ có suốt ngày sống trong hối hận. Trên đời, ai mà không có lúc sai lầm? Ông thánh trước khi "bất hoặc" còn có thể phạm sai lầm nữa là? Hugo dùng ngữ của thi ca để diễn đạt: ÍT PHẠM SAI LẦM LÀ TIÊU chuẩn của đời người; không phạm sai lầm là mộng tưởng của kẻ ngây thơ.
*Vì thế, nên lý giải phạm sai lầm, sa ngã cũng là quá trình mà đời người không thể vượt qua. Nếu như bạn còn đang trẻ, sa ngã không đáng để ngạc nhiên. Lênin nói: Thanh niên phạm sai lầm, Thượng đế đều có thể tha thứ.
*"Kẻ đi không thể khuyên can, người về còn có thể đuổi theo". Chỉ cần người lầm đường lạc lối biết quay lại, lãng tử quay đầu là vô cùng quý giá!
*Đã thế, bạn cần xây dựng lòng tin, tháo gỡ sức ép, quyết không thể bị sức ép đè ngã, quyết không thể tự sa ngã.
*Đem so sánh thấy có sút kém đấy, nhưng sa ngã không đáng sợ lắm, điều đáng sợ hơn là sau khi sa ngã tự mình ruồng bỏ!
*Tự ruồng bỏ, đây là một con rắn độc mãi mãi làm hủ bại và cắn dứt tâm linh, nó hút hết máu tươi của tâm linh và trút đổ vào trong đó dịch độc chán đời và tuyệt vọng? (Lời Marx).
*Bất kể bạn ở cảnh ngộ như thế nào, bất kể bạn sa ngã thê thảm bao nhiêu, chỉ cần bạn còn chưa ngã gục dưới họng súng của tử thần, mãi mãi đừng nên nói "hỏng hết rồi" đối với mình. Chỉ cần bạn bằng lòng, trên đời này không có việc gì bạn làm không được.
*Vừa nhớ bài học đau đớn của quá khứ, lại dũng cảm tạm biệt quá khứ để sáng tạo cái mới mẻ cho mình, đây chính là sự lựa chọn đẹp nhất của bạn.
*Chu Sứ, người Dương Tiễn, Nghĩa Hưng thời Tây Tấn (nay là huyện Nghi Hưng, Giang Tây), thời niên thiếu từng hoành hành trong thôn xóm, làm đủ mọi điều ác. Người Dương Tiễn đem so sánh anh ta với con thuồng luồng dưới nước, với con hổ trong rừng, xem anh ta với thuồng luồng và hổ là "ba thứ hại" thì Chu Sứ là đứng đầu trong ba loại có hại đó. Người ta hận ghét anh ta đến tận xương tủy, khuyên anh ta đi chém thuồng luồng và đi giết hổ, mong anh ta bị thuồng luồng và hổ ăn thịt để khỏi phải chịu hoạn nạn. Nhưng ngoài sự mong muốn của mọi người, anh ta đã thật sự giết chết được một con hổ trong rừng ở địa phương đó. Tiếp đó lại xuống sông chém thuồng luồng, vật lộn với thuồng luồng đã 3 ngày 3 đêm mà vẫn chưa thấy người về. Thế là người trong thôn xóm tưởng là anh ta đã chết, vui sướng và ăn mừng. Đúng lúc này, Chu Sứ chém được thuồng luồng đắc thắng trở về quê, thấy bà con thôn xóm đang ăn mừng cái chết của mình cảm thấy xấu hổ muôn phần. Từ đó lập chí sửa chữa những lỗi lầm quá khứ và tự tạo ra những cái mới. Mới đầu, anh ta sợ mình để năm tháng trôi qua, dây dưa khó có thành công. Lục Vân, người Hoa Đình, Ngộ Quận (nay là Tùng Giang thành phố Thượng Hải) khích lệ anh ta nói:
"Người quân tử sớm mai còn nghe tiếng chiều tối chết cũng vui, huống hồ anh còn rất trẻ, tiền đồ rộng lớn, việc gì không thành" Người ta chỉ mắc bệnh không có chí, đâu mắc bệnh không thể nổi danh trong thiên hạ?
*Thế là Chu Sứ quyết tâm cố gắng sửa khuyết điểm một lòng một dạ hướng thiện. Về sau thăng chức Đốc Vô nan nước Ngô, sau khi Tấn bình định Ngô thăng Trung thừa Ngự sử, cho tới khi dẫn binh đi Tây chinh đã vì nước hy sinh.
*Đại thể bạn còn chưa sa chân đến mức của Chu Sứ như thế. Chu Sứ có thể làm người trở lại, tạo nên được nghiệp lớn, bạn đương nhiên cũng có thể làm được.
*Nhà sinh lý học Mỹ là Sherlington đã từng là một đứa trẻ hư trên đường phố, người ta gọi ông là "loại xấu". Mới đầu ông không lấy việc đó làm xấu hổ, không có lòng hối cải. Nhưng có một lần ông xin cầu hôn với một nữ công nhân vắt sữa mà ông yêu dấu nồng nàn, người nữ công nhân này buông ra một câu trả lời cay đắng:
"Tôi thà nhảy xuống sông chết, còn hơn lấy người xấu như anh!"
*Sherlington không còn mặt mũi nào nữa, xấu hổ vô cùng, từ đó đã tỉnh ngộ lại mạnh mẽ. Ông đã thề: sẽ lấy thành tích xuất sắc để xuất hiện ở trước mắt mọi người. Thế là ông ta đã ôm ấp chí hướng cố gắng phấn đấu, lặng lẽ xa rời cô gái, chôn vùi triệt để tự ngã và khắc khổ học tập nghiên cứu, về phương diện nghiên cứu sinh lý học của hệ thần kinh trung khu đã giành được nhiều thành tích lớn, lần lượt nhận chức giáo sư ba trường Đại học nổi tiếng như: London, Liverpool và Oxford, năm 1932 cùng với một người nữa nhận chung giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học.
* Một người lập chí cố gắng phấn đấu sửa sai quá khứ tự tạo cái mới, thường thường có thể thực hiện được sáng tạo phi thường.
* Bạn không nên băn khoăn do dự, không nên vì đã từng sa ngã mà tự nhận là kém hơn người một cấp, không còn mặt mũi nào để nhìn người khác nữa. Những bộ mặt lạnh giá kia chắc chắn sẽ theo những gì mới mẻ vừa tạo ra mà nhiệt tình trở lại, chỉ xem bạn làm ra sao, chỉ xem bạn liệu có dám đem gánh nặng tư tưởng vứt vào đống rác hay không.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét