* Người có danh vọng có thành kiến của người có danh vọng, cũng có cách nói bừa nói bãi theo kiểu của họ.
Khi bị từ chối, bị xỉ nhục, bất kể là từ đâu đến, từ người có chức có quyền hoặc từ bạn khác giới mà bạn hằng yêu dấu, đều không có gì ghê gớm. Chỉ cần bạn bản thân không từ chối mình, chỉ cần bạn khi bị từ chối hoặc sau khi bị xỉ nhục vẫn đứng vững được, thì bạn sẽ có thể thành công.
Từ khi Côlôngbô (Colombus) biết được quả đất tròn bèn nảy sinh mộng tưởng vượt biển cả mênh mông, ông muốn đi xem một vùng giàu có và phồn hoa của phương Đông. Năm 1484, ông đã trình Quốc vương Bồ Đào Nha kế hoạch hàng hải, hy vọng được tài trợ.
Quốc vương Bồ Đào Nha không cần suy nghĩ đã từ chối lời cầu xin của ông. Hơn thế, ông còn chuốc lấy những lời mắng nhiếc độc địa của các Vương công đại thần như là "thằng ngốc", "thằng điên" và "nhà cuồng tưởng".
Côlôngbô không nhụt chí. Năm 1485 ông di cư đến Tây Ban Nha, dâng lên kế hoạch thám hiểm hàng hải với Vương cung Tây Ban Nha cầu khẩn được tài trợ. Kế hoạch này lại có đi không trở lại, hoàn toàn tuyệt vô âm tín.
Thế là, ông lại đem kế hoạch hàng hải đưa cho Quốc vương Anh, đưa cho quốc vương Pháp, đều không có hồi âm.
Ông vẫn kiên nhẫn đợi chờ, trù định kế hoạch tỉ mỉ tường tận. Không ngờ đã nghèo khó đến thất vọng, đầu tóc đã bạc phơ. Nhưng ông vẫn nén lòng chờ đợi. Ông vững tin rằng kế hoạch của ông vẫn có một ngày nào đó được thực hiện.
Ngày ấy cuối cùng đã tới. Tháng 4 năm 1492, nhân thắng lợi của một lần chiến tranh với nước ngoài của Tây Ban Nha, Quốc vương và Hoàng hậu nhất thời sung sướng được kích động, để tỏ rõ uy thế quốc gia thêm một bước, cuối cùng đã đồng ý tài trợ kế hoạch hàng hải của Côlôngbô.
Mộng ước suốt đời của Côlôngbô được thực hiện.
Sự từ chối của người khác bất kể bao nhiêu lần, đều không chặn lại được một lần quyết định của bản thân bạn. Chỉ cần có được một lần tự quyết định này không dễ dàng thay đổi lại nó là đủ.
- Hãy lấy nghị lực kiên nhẫn của bạn để làm thay đổi sự từ chối của người khác đối với bạn, không thể vì sự từ chối của người khác mà thay đổi bạn. Việc đó cũng được coi là một trong những bí quyết thành công rồi!
Đối xử với những lời phán đoán và từ chối của những người có danh tiếng và quyền thế như thế nào? Họ có lúc cũng nói bừa nói bãi, phải không?
Năm 1832, một thanh niên nông thôn sinh ra trong một gia đình chủ khách sạn nhỏ ở nông thôn Italia, đã từng học âm nhạc từ một nhạc sư thôn quê, nhờ có người trài trợ đã đến thi ở Học viện âm nhạc Miland, anh ta muốn được đào tạo lâu dài ở Học viện âm nhạc chính quy này, học được lý thuyết âm nhạc có hệ thống và tri thức sáng tác nhạc. Anh tên là Wildi.
Thầy giáo chủ khảo là một người danh tiếng trong giới âm nhạc tròn xoe mắt khi nhìn thấy một thanh niên nông thôn nhỏ bé cù mì cục mịch như thế, muốn phì cười, vội vàng nói với anh ta dồn dập: ?Anh biết nơi đây là nơi đào tạo nhân tài ra sao chứ? Anh biết nhân tài âm nhạc, một nửa là do bẩm sinh trời phú cho chứ? Tôi không cần phải kiểm tra anh nữa, tuổi anh đã vượt quá thời kỳ mấu chốt để đào tạo thiên tài âm nhạc rồi. Hơn nữa, dựa vào trực giác của tôi, từ thần thái dáng bộ của anh, thì biết anh hoàn toàn không thích hợp với ngành âm nhạc. Thôi đổi nghề thôi cháu ạ!?
Anh đã bị từ chối ngay từ cổng trường.
Anh ta mới 19 tuổi! Âm nhạc, sự nghiệp ước mơ từ lâu, đã gây nên lý tưởng hùng vĩ của anh bao lần kích động và hưng phấn, bỗng nhiên gặp phải phán quyết dạng án tử hình này, còn có gì tàn khốc hơn nữa? Có còn gì thê thảm hơn sự đả kích này nữa?
Wildi lại không bị đánh ngã. Việc từ chối và lời phán quyết của ngài chủ khảo không làm cho anh ta dao động đối với việc theo đuổi âm nhạc.
Người có danh vọng có thành kiến của người có danh vọng, cũng có cách nói bừa nói bãi theo kiểu của họ. Anh ta đã nghĩ như vậy.
Tôi quả thật không có bẩm sinh âm nhạc trời phú cho chăng? Người có thiên tài âm nhạc có thể lại chính là người bộ dạng như tôi thôi! Anh ta đã tự tin như vậy.
Anh không hề do dự toàn tâm toàn ý đi cùng âm nhạc, một mực làm theo ý mình, đi tìm thầy khác, khắc khổ tự học. Vừa học tập, vừa sáng tác.
Cuối cùng, hàng loạt lớn ca nhạc kịch (opera) và các bản nhạc làm chấn động Italia và nhạc đàn thế giới đã tuôn ra từ tay ông viết: "Thổi vang kèn lệnh , "Napuke", Người Lunbadi", "Ernani", "Ligelaito , "Nhà thơ hành ngâm", "Trà hoa nữ , "Aiđa", "Ơssairo", "Khúc truy tử"... Ông được công nhận là nhà soạn nhạc hàng đầu của Italia, trở thành một trong những nhà soạn nhạc opera được hoan nghênh nhất trên toàn thế giới! "Còn nếu cô gái yêu dấu mà bạn đang theo đuổi từ chối bạn thì sao" Nếu việc từ chối này vượt xa tình cảm thất tình bình thường, bạn liệu có thể từ đó mà phấn khởi lại được không?
Glinnia, nhà hóa học hữu cơ nổi tiếng của Pháp có thể làm mẫu mực của bạn.
Glinnia trước 20 tuổi là một công tử lang thang đã dựa vào gia tài vạn quan của cha mẹ, tiêu tiền như phá, dựa vào vẻ bề ngoài khôi ngô, lăn xả khắp mọi xó xỉnh của tình trường.
Hôm ấy, Pođôli, người đẹp của Paris, lộng lẫy đập vào mắt mọi người xuất hiện trong bữa tiệc trưa của gia đình Glinnia. Glinnia vừa nhìn thấy đã xiêu lòng, hồn phách nghiêng ngả, lập tức giở thủ đoạn chen lấn lên phía trước.
Ông ta làm sao có thể nghĩ ra được rằng người đẹp này buông ra với ông ta một câu buốt lạnh đến tận xương tủy: "Xin anh hãy đứng cách ra xa tôi một chút, tôi ghét nhất những chàng công tử bột chắn tầm nhìn!"
Từ trước đến nay chưa hề có ai từng châm chọc vị công tử khôi ngô con nhà giàu có một cách chua cay như thế. Sự châm chọc của Pôđôli làm cho Glinnia tỉnh ngộ mạnh mẽ đã nhận rõ một con người thật sự "xấu xa tanh hôi" của mình.
Từ đó, ông mang theo nỗi nhục nhã đi khỏi gia đình không còn thấy có mặt ở quê hương nữa. Ông chỉ lưu lại một lá thư ngắn ngủi cho cha mẹ khỏi phải đi tìm kiếm nơi nào và biến mất khỏi quê hương. Ông giấu họ giấu tên đi Liông để khắc khổ học tập, ông đã biến thành một con người khác.
Do sự hướng dẫn của các danh sư, Glinnia đã tiến mạnh vào sự nghiệp học tập, không lâu ông đã trở thành nhà hóa học hữu cơ kiệt xuất. Đã sáng tạo ra phản ứng quan trọng trong hóa học hữu cơ: phản ứng Glinnia mang tên ông.
Đồng thời đã giành được giải thưởng Nobel hóa học năm 1912.
Người cùng quê hương, người Paris và toàn thể người Pháp đều chúc mừng ông. Không biết có bao nhiêu lá thư chúc mừng đã bay về với ông. Trong vô số những thư chúc mừng đó, ông đã vô tình phát hiện một lời của Pôđôli gửi ông: "Tôi mãi mãi kính yêu anh!".
Glinnia đã dùng hai tay nâng bức thư này lên hét to lên:
"Anh mãi mãi cám ơn em!"
0 nhận xét:
Đăng nhận xét