* Tất cả món nợ tinh thần đều có thể đổi thành hai chữ: "trách nhiệm".
* Thời thế tạo anh hùng là xét từ tính tất nhiên phát triển sự vật, nhưng thời thế tạo ai thành anh hùng, đó lại là do tính ngẫu nhiên - bản thân người anh hùng cụ thể - quyết định.
Món nợ tinh thần là khái niệm mượn danh nghĩa nợ vật chất mà sinh ra. Nợ món nợ vật chất dùng vật chất để trả, còn món nợ tinh thần chỉ có thể dùng tinh thần để trả.
Vật chất có thể nhìn thấy sờ thấy, nhưng mắc nợ tinh thần chỉ là một sự tỉnh ngộ và cảm giác trong lòng bản thân bạn. Khi bạn cảm thấy áy náy, thấp thỏm không yên đối với những việc dưới đây, thì có nghĩa là bạn đã mắc món nợ tinh thần rồi.
Được yêu chuộng và quan tâm của người khác, được sự cổ vũ và giúp đỡ của người khác, người ta gửi gắm hy vọng sâu xa đối với bạn, bạn lại không giành vẻ vang đã phụ lòng mong đợi của người ta đối với bạn.
Người ta tín nhiệm bạn, tôn sùng bạn, chọn cử bạn, ủng hộ bạn, bạn lại lơi là cương vị công việc, không xứng chức vụ, làm cho người ta thất vọng.
Đã từng "hẹn biển thề non", mà ngày nay cô ta (anh ta) vẫn đang yêu đương quyến luyến bạn sâu sắc, bạn lại đi tìm nguồn vui mới khác đem vứt bỏ cô ta (anh ta).
Việc vốn là thuộc phận sự của bạn, bạn có khả năng, có thời gian làm tốt nó, mà bạn lại không làm tốt nó.
Sự việc bạn phải hoàn thành, bạn cũng có năng lực, có thời gian hoàn thành nó, mà bạn lại không hoàn thành.
Sự việc vốn nên hoàn thành ngay ngày hôm nay, bạn lại kéo dài đến ngày mai.
Sự việc vốn phải tháng này hoàn thành, bạn lại kéo đến tháng sau.
...
Cũng giống như tất cả mọi nợ nần vật chất đều có thể chuyển đổi thành hai chữ "kim tiền", tất cả mọi món nợ tinh thần cũng có thể đổi thành hai chữ: "trách nhiệm".
Mắc nợ tinh thần cũng chính là mắc nợ trách nhiệm làm người của bạn. Nỗi áy náy đối với tất cả mọi việc đều tập trung vào một điểm chính là áy náy về việc mình đối với một vài việc nào đó chưa đem hết trách nhiệm của mình nên đưa ra.
Một người có thể không mắc khoản nợ vật chất, hơn nữa có thể trả hết nợ bất cứ lúc nào, nhưng rất khó không mắc món nợ tinh thần. Còn một hơi thở, trách nhiệm vẫn còn, bạn thường không có cách nào định liệu bạn lại không mắc khoản nợ tinh thần. Rất nhiều người đều mang theo di hận sâu sắc rời bỏ cõi đời, trong di hận đó có một bộ phận tương đối lớn là trách nhiệm chưa làm tròn, món nợ tinh thần còn chưa hết, linh hồn của anh ta ở trên trời sẽ có thể chưa yên.
Không mang nợ vật chất, có thể làm cho cuộc đời người tốt đẹp, không mang nợ tinh thần có thể làm cho tinh thần người ta thoải mái, hai bên ảnh hưởng lẫn nhau, hai bên hợp nhau càng thêm tốt đẹp, nhưng phân lượng hai bên chiếm trong đời người có những sai khác rất lớn.
Về đời sống vật chất thanh bần một chút, nhưng chỉ cần tinh thần bạn vui vẻ thoải mái, không oán không hận, đời bạn vẫn tràn đầy niềm vui sướng và hạnh phúc. Bằng không, dù cho lưng bạn dắt vạn quan, có thể được hưởng thụ đời sống vật chất cao cấp, nhưng món nợ tinh thần lại chồng chất, trong lòng đau khổ không yên cuộc đời bạn lại không có niềm vui sướng và hạnh phúc chân chính gì đáng nói.
Hoàn trả và giải tỏa món nợ tinh thần như thế nào? Đành rằng món nợ tinh thần tập trung vào hai chữ "trách nhiệm", như thế thì hoàn trả và giải tỏa món nợ tinh thần cũng chính là bù đắp và đảm nhận trách nhiệm làm người.
Bạn trên đường đời cần phải gánh vác hai trách nhiệm nặng nề: một là trách nhiệm đối với mình, hai là trách nhiệm đối với người khác.
Khi bạn còn chưa đến với thế giới này, bộ mặt vốn có của bạn là gì? Tính quy định bạn phải trở thành loại nào đều không thể tồn tại, không có bất cứ ai hoặc bất cứ cái gì khác quy định sẵn bạn tồn tại ra sao, ngôn hành ra sao. Mà sau này bộ mặt mà bạn có, bạn trở thành một người như thế nào, bạn có một cuộc đời như thế nào, tất cả những việc này đều là do bản thân bạn chọn lựa. Mặc dù không có nghi vấn gì, hoàn cảnh xung quanh bạn đối với việc tạo nên cuộc đời của bạn đã phát sinh ảnh hưởng cực kỳ quan trọng, nhưng điều có tính quyết định vẫn là ở chính bạn. Bởi vì hoàn cảnh như nhau, thậm chí giữa anh em cùng sinh ra, đều có thể sinh ra cuộc đời khác nhau rất lớn.
Tại sao bạn trở thành vĩ nhân mà không trở thành ăn mày? Tại sao bạn thành công mà không phá sản? Tại sao về sau bạn lại thua liểng xiểng? Đều là kết quả do bản thân bạn chọn lựa. Bất kể thời thế tốt đẹp hoặc hiểm ác ra sao, xét đến cùng là bạn chọn thời thế mà không phải là thời thế chọn bạn.
Cái gọi là thời thế tạo anh hùng là xét từ tính tất nhiên phát triển của sự vật, nhưng thời thế chọn ai để tạo thành anh hùng, đấy là do tính ngẫu nhiên - bản thân người anh hùng cụ thể - quyết định. Thời thế ba anh em Lý Thế Dân sống là như nhau, người con trưởng là Lý Kiến Thành và người con thứ ba là Lý Nguyên Cát vì âm mưu chiếm quyền không được nên bị chết dưới lưỡi dao của Lý Thế Dân, con thứ là Lý Thế Dân lại lên ngôi Hoàng đế, trở thành một vua hiền một thời. Kết cục như thế, quyết định bởi hành vi của ba anh em mỗi người khác nhau.
Cho nên, bất cứ ai đều phải vì sự sinh tồn của mình và tất cả mọi hành vi của mình đảm nhận trách nhiệm, như thế mới không hổ thẹn với đời người, không hối hận, không có món nợ tinh thần mình có lỗi với mình.
Ngoài trách nhiệm đối với mình ra, tất cả mọi hành vi của bạn còn phải có trách nhiệm đối với người khác. P.J. Sartre đã lớn tiếng kêu gọi mãi không chán: Tự do của người là chỉ tự do chịu trách nhiệm đối với người khác.
Khi sáng tạo ra cuộc đời của mình, bạn đồng thời là đang phục chế lại một loại hình của con người. Trên thân thể của bạn, trong toàn bộ phương thức hành vi của bạn đồng thời ngưng kết toàn bộ nền văn minh nhân loại. Cho nên toàn bộ hành vi của bạn vừa phải có trách nhiệm đối với cá tính của mình, còn phải có trách nhiệm đối với toàn nhân loại: gánh vác trách nhiệm mở rộng và kéo dài nền văn minh nhân loại.
Bạn là động vật có tính xã hội, bạn tuyệt đối không thể tồn tại độc lập, sự tồn tại của bạn cần phải dựa vào rất nhiều, rất nhiều người xung quanh bạn để tồn tại. Trái lại trong sự tồn tại của rất nhiều, rất nhiều người xung quanh bạn cũng tất nhiên có một phần dựa vào sự tồn tại của bạn. Bạn và người khác cùng tồn tại dưới hình thức bổ trợ lẫn nhau. Người khác có trách nhiệm đối với sự tồn tại của bạn, bạn cũng tất nhiên có trách nhiệm đối với sự tồn tại của người khác. Không gánh vác nổi phần trách nhiệm này, bạn sẽ phải chịu tự khiển trách, cảm thấy mắc món nợ tinh thần.
Hành vi của bạn muốn không thẹn với người khác, thì phải tận tâm tận chức vì người khác để cố gắng làm việc.
Có trách nhiệm đối với mình và có trách nhiệm đối với người khác, hai bên đều có chỗ thống nhất nhau, đôi khi có trách nhiệm đối với mình trên thực tế chính là có trách nhiệm đối với người khác, còn có trách nhiệm đối với người khác cũng thường thường chính là có trách nhiệm đối với mình.
Chỉ có cáng đáng nổi toàn bộ trách nhiệm làm người, bạn mới có thể thật sự hưởng thụ vui vẻ tinh thần, mà không thể có cảm giác mắc món nợ tinh thần.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét