* Sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà sống là người đáng buồn nhất, không hạnh phúc nhất trên thế giới này.
Người cam chịu nghèo hèn mà không hề có cầu mong nào, tương tự cũng là người đáng buồn mà bất hạnh.
Những người không bị tiền tài và giàu có cám dỗ, không coi trọng tích lũy tiền của cá nhân có thể là người giàu có về tinh thần. Họ vì mục tiêu đời người cao cả, vì sự nghiệp yêu thích của mình, vì sự sáng tạo của toàn bộ tinh thần và sức lực lao vào nên xem tiền tài như ?phấn thổ?. Họ không muốn đem tâm tư và tinh lực dùng vào việc tích lũy của cải cho cá nhân.
Faraday, thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh, ông vốn hoàn toàn có thể dùng chuyên ngành hóa công nghiệp đương thời chạy nhất mà mình học để kiếm một khoản tiền lớn, nhưng hứng thú của ông, môn khoa học mà ông nhiệt thành nhất lại không phải là hóa công nghiệp mà lại là ngành điện. Kết quả ông đã kiên quyết từ chối sự cám dỗ của tiền tài, vứt bỏ ngành hóa công nghiệp mà đi sâu vào ngành điện. Mặc dù ông không thành tỷ phú, nhưng danh dự và giá trị sinh mệnh mà ông được hưởng so với một nhà tỷ phú không biết cao hơn bao nhiêu lần. Hàng loạt những phát hiện và phát minh của ông về điện học đã mang lại cho nhân loại tài sản không thể đếm nổi.
Tất cả những người có chí "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di" đều là mẫu mực của chúng ta.
Nhưng, đành là đời người có đủ mọi thứ theo đuổi, mà không ngừng tích lũy tài sản to lớn cho mình và xã hội, cũng có thể trở thành một trong những theo đuổi của đời người, tài sản cũng có thể trở thành sức mạnh thúc đẩy của đời người. Chỉ cần bạn làm việc chính đáng, quang minh chính đại, dựa vào trí tuệ và năng lực kiệt xuất của bạn, tài sản tích lũy được càng nhiều thì cống hiến đối với xã hội cũng càng lớn.
Một trong những tài năng kiệt xuất của Nobel là ở chỗ ông đã đem tài năng sáng tạo của một nhà khoa học giàu trí tưởng tượng kết hợp với tài hoa xuất sắc của một nhà công nghiệp giỏi nhìn xa trông rộng lại với nhau, do đó ông có thể nhanh chóng đem phát minh khoa học dùng vào công nghiệp, ông đã lập nên 80 công ty ở hơn 20 nước, làm cho cá nhân ông và xã hội đều đã sản sinh ra hiệu ích kinh tế to lớn. Đây chẳng lẽ cũng không phải là một vẻ vang chăng?
Ngày 5 tháng 1 năm 1993, ở vị trí trung tâm trang một "báo Thanh niên Trung quốc" đã đăng một tấm ảnh chụp rộng 17cm, dưới ảnh đề: "Vẻ vang thay hộ nạp thuế lớn". Những dòng chữ thuyết minh:
Nhân dịp năm 1993 đến, chính quyền khu Bồ Khẩu, Nam Kinh thưởng cho ông Lưu Phong, Tổng giám đốc Thương trường Thạch Lâm - Xí nghiệp tư doanh khu vực này nộp thuế lớn nhất một chiếc xe du lịch kiểu "Santana". Ông Lưu Phong năm ngoái đã nạp thuế 1 triệu 50 vạn đồng. Trong buổi lễ trao tặng xe, ông Lưu Phong đã vỗ vào ngực nói: "Năm 1993, lượng bán hàng sẽ cố gắng vượt quá trăm triệu, nộp thuế cho nhà nước 4 triệu đồng"
Ông chủ Lưu thật vẻ vang!
Tất cả mọi nhà nộp thuế lớn đều nên được tôn trọng và khen thưởng của toàn xã hội.
Cố nhiên, những người quỳ ngã trước cám dỗ về của cải, sùng bái đồng tiền, sống vì đồng tiền là người bất hạnh nhất, đáng buồn nhất triên thế giới này. Nhất là những người vì đồng tiền mà vứt bỏ cả nhân cách đi làm giàu bất nghĩa, lại càng là bỉ ổi.
Nhưng, những người cam chịu nghèo hèn mà không hề có chút cầu mong, tương tự cũng là đáng buồn mà bất hạnh. Đặc trưng nổi bật nhất của những loại người này là lười nhác. Nếu như toàn xã hội đều do những người như thế tạo thành, thì ngày nay chúng ta có thể vẫn còn nấp trong hang động và ăn sống nuốt tươi.
Chúng ta đã từng lưu hành "càng nghèo càng vinh quang", đã từng lấy câu "tổ tiên của chúng tôi giàu có hơn các bạn" để tự an ủi mình. Ngày nay có lẽ cảm thấy nói như thế có vẻ khôi hài, buồn cười. Nhưng ý niệm sâu xa này lại do nó bắt nguồn từ lâu đời đến nỗi ngày nay vẫn bằng phương thức ngôn ngữ khác luôn luôn vang vọng bên tai chúng ta. Lúc này, là nói dùng dưỡng sinh là chính, thanh tâm quả dục, không cạnh tranh với đời, sống thoải mái hơn Thần Tiên. Nói ?Của cải vẫn là vật chất ở bên ngoài thân thể, giành nó để làm gì? Lại ca "Người đời đều hiểu Thần Tiên tốt, chỉ có vàng bạc không quên nổi. Chỉ hận cuối cùng tích tụ được không nhiều, đến khi được nhiều đà nhắm mắt"...
Liệu chúng ta có nên đem những thứ rác rưởi tổ truyền này ném xuống Thái Bình Dương chăng? ?Bài ca hay?, cố nhiên rất đẹp, nhưng loại nghệ thuật chỉ có thể trong trước tác cổ điển mới có thể hiện ra được cái đẹp hư vô bi tráng của đời người này phải chăng chỉ có thể để chúng ta tiêu khiển và thưởng thức lúc nhàn rỗi? Đem nó làm chỉ nam của hành động có ích gì? Đối với đời người, đối với xã hội có giá trị gì?
Nếu như nhân dân cả nước đều thanh tâm quả dục không đua tranh với đời, đều hát ?Bài ca hay? thì nhà nước làm sao hưng vượng, dân tộc làm thế nào để chấn hưng? Hiện đại hóa bắt đầu từ đâu?
Khi cuộc cải cách kinh tế nổi lên cao trào 5 năm, 10 năm, chúng ta còn có thể nói ta nghèo khó chỉ vì phân phối xã hội không công bằng, chỉ vì cơ sở của ta quá kém, nền tảng quá mỏng. Nếu như cơ chế cạnh tranh kinh tế dần dần hoàn thiện, 15 năm, 20 năm sau thì thế nào? Chúng ta còn có thể dùng những lý do như thế để giải thích sự nghèo túng được không?
Lúc đó, chúng ta liệu có thể vứt bỏ được gánh nặng tư tưởng chồng chất, trên đường chính nghĩa tích lũy của cải một cách chính đáng và có khí thế, mà không phải lo lắng mọi đố kỵ và dư luận không?
Lúc đó, liệu chúng ta có thể nói một cách chính đáng và có khí thế rằng: Càng nghèo càng đáng hổ thẹn! Chúng ta liệu có thể nói: Nghèo khó là bằng ngu xuẩn cộng với lười biếng không?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét