Ads 468x60px

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Chương 05 - KHỐN KHÓ HOẶC MẠNH MẼ LÀ DO TA


Người làm chủ nhìn khó khăn như vận động viên thể hình nhìn quả tạ: thêm trở lực để xây dựng cuộc đời. Đó là sự luyện tập bằng trở lực, và điều này đem lại sự tốt lành.

Ngược lại, người "nạn nhân" không muốn nhấc quả tạ lên. Họ nhìn các quả tạ một cách kinh hoàng, và họ xem khó khăn là sự phản bội.

Bi kịch buồn ở đây là cùng một thứ năng lượng đó thay vì được đưa vào để giải quyết khó khăn thì người "nạn nhân" lại dùng nó để lẩn tránh khó khăn. Phải cần sự cố gắng liên tục của tinh thần để đưa khó khăn ra khỏi tâm trí. Quả là cần nhiều công sức để liên tục chuyển hướng tâm điểm của ý thức ra khỏi cuộc đời sao cho nó chỉ tập trung ở những thời điểm vui chơi giải trí.

Nhà hiền triết người Brazil, Carlos Castaneda đã nói "Hoặc là chúng ta tự khiến mình khốn khó hoặc tự làm cho mình mạnh lên. Khối lượng công việc là như nhau".

Hầu như công việc trong cuộc đời khốn khó của người "nạn nhân" là lẩn tránh sự việc. Bằng động tác lẩn tránh sự việc, các "nạn nhân" còn tạo thêm khốn khó nhiều hơn mức tránh được. Không phải các khó khăn làm cho họ khốn khổ (như họ vẫn nghĩ), mà chính hành động lẩn tránh của họ đã hạ thấp giá trị và làm tiêu tan lòng tự trọng của họ.

Điều đầu tiên mà các "nạn nhân" nghĩ cần lẩn tránh là sự bối rối. "Người ta sẽ nghĩ gì về mình?" là câu hỏi tự động nhập vào tâm trí họ trước khi xét đến bất cứ hành động nào.

Thói quen lẩn tránh bối rối - kèm theo nỗi lo âu kinh niên người khác phê phán mình - thường bắt đầu ở cấp phổ thông cơ sở và sau đó không rời chúng ta nữa. Đó chính là lúc những lối mòn trong trí óc được xác lập, rồi sau đó được khoét sâu hơn nữa, điều này muốn nói lên đa số chúng ta đã hình thành cá tính thường xuyên của mình từ thời đi học trung học cơ sở.

Nhưng chúng ta có chủ ý làm như thế không? Tất nhiên là không! Ai lại đi lựa chọn một cách có ý thức một cuộc sống do một thiếu nên vẽ nên? Nhưng đó chính xác là điều chúng ta đã làm. Chúng ta đã cố gắng sống một cuộc đời do thiếu niên xác lập! Không mảy may ngạc nhiên cuộc đời đó là những cơn ác mộng!

Bước đầu tiên để tìm lối ra là phải xem ta đã vào đó như thế nào. Chúng ta cần tìm ra sự thư thả để biết "chúng ta là ai?" và biết chiếc mặt nạ trên siêu phàm như thế nào?

Những người tự cảm thấy bị giam chặt vào một thân phận sẽ không nghĩ ra họ có một tinh thần mạnh mẽ tiềm ẩn bên trong họ. Họ bị thôi miên nặng bởi hình tượng "họ là ai" đến độ không còn biết họ có thể là ai nữa.

Khi còn là một người trẻ tuổi sớm hư hỏng vào những năm cuối của thời niên thiếu, nhà văn Anh Colin Wilson có lúc quá thất vọng đã định tự tử. Anh ấy đã có được một chai cyanur và đã sẵn sàng quyên sinh, nhưng khi anh sắp uống thuốc độc đó thì anh bỗng nghe được một giọng nói. Đó là một giọng nói hoàn toàn khác hẳn với giọng nói của thân phận của anh. Tiếng nói đó vọng lên từ nơi sâu thẳm trong người anh, và hét lớn "Anh đang làm gì đó??!!", và anh đã buông chai thuốc độc xuống. Ý nghĩ tự tử đã qua đi, qua đi mãi mãi. Con người thường ngày của anh đã nhường bước vào phút chót cho con người tiềm ẩn, mạnh mẽ hơn. Hôm nay, Wilson thuật lại sự việc một cách khôi hài "Tôi đã nghĩ ra nếu Colin Wilson tự tử, thì tôi cũng sẽ chết! Và điều đó là không thể được".

Một điều gì đó còn thiếu ở Nirvana

Nhiều người không hề nghe tiếng nói mạnh mẽ hơn bên trong họ. Một tiếng nói còn to lớn hơn cả vũ trụ. Thông thường, họ đã trao hết sức lực cho giọng nói mọi mệt thường ngày để tác động đến mọi người, và mọi vật. Họ cứ nghĩ con người thường ngày đã là tất cả.

Mấy dòng viết tay sau đây được tìm thấy trên bảng ghi lời nhắn điện thoại đặt cạnh xác của một nhà môi giới hàng hóa. Ông ấy vừa tự vẫn bằng súng:

Ai cũng phải làm. Hiểu được mình là tất cả.

Dĩ nhiên là quá trễ để có thể gọi ông ấy dậy và nói cho ông biết rằng ông đã hoàn toàn hiểu sai, rằng cái "tôi" mà ông ta đau đớn biết được chỉ là cái "tôi" tạo sẵn, nông cạn, hàng ngày mọi mệt. Còn có nhiều cái "tôi" khác khi leo lên các bậc thang nhận thức. Ông ta có những cái "tôi" tiềm ẩn có thể giúp ông thấy được cuộc sống tốt đẹp như thế nào, nhưng vì ông đã có thói quen không màng đến chúng nên chúng đã mất hết ánh sáng và năng lượng.

Trong sách nghiên cứu về các thư tuyệt mệnh có tựa đề ... Or Not To Be, tác giả Marc Etkind đã cho thấy sự tương phản giữa tư tưởng nạn nhân hóa của Kurt Cobain với tinh thần làm chủ của vợ ông ấy, bà Cortney Love.

Colbain là một ca sĩ hàng đầu của nhóm nhạc rock Nirvana. Bệnh nghiện heroin là yếu tố chính dẫn đến cái chết ông chọn - một phát súng vào đầu mạnh đến nỗi cảnh sát phải kiểm tra vân tay để giám định xác chết.

Ông đã để lại một thư tuyệt mệnh dài, rất thi vị và cảm động gửi cho thân nhân và những cổ động viên, bức thư đó thường được vợ ông, ca sĩ Courtney Love, đọc lên trong các buổi biểu diễn của bà.

Khi đọc thư tuyệt mệnh của Cobain trước công chúng, bà Courney Love thường đan xen lời của ông ấy với lời của bà. Bà đã trở nên mạnh mẽ khi đọc bức thư tuyệt mệnh đó, bà đã không chấp nhận là nạn nhân thứ hai của bi kịch. Bà đã biểu thị cơn phẫn nộ và cái tinh thần của mình khi hỏi tại sao ông ta không làm việc đơn giản là giã từ âm nhạc khi ông đã quá mệt mỏi với nó?

Bà đã chế giễu khi đề cập đến bức thư của ông như là "Thư gửi nhà xuất bản" và kết thúc bài đọc bằng lời hô to đến đám đông "Hãy cho ông ta biết ông là một "thằng ngốc" đi nào... như vậy là các bạn đã yêu quý ông ta".

Kurt đã thoái lui vào trong cái yếu tố nhỏ nhất từng được biết đến nhưng lại gây đau khổ nhiều nhất trong vũ trụ, cái "Tôi".

( Source : Cách làm chủ số phận bạn - Reinventing Yourself - Steve Chandler )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét