Ads 468x60px

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Chương 08 - CÁI CHẾT BÊN TRONG KHU TIỆN NGHI


Khu tiện nghi là khu vực để nghỉ ngơi, không phải để sống.

Dong Grant bị ngã từ trên giàn giáo nơi ông đang đứng làm việc, ông bị thương phải nhập viện và bị liệt tạm thời từ phía hông xuống.

Sau khi nhập viện được vài ngày, ông bắt đầu tiếp nhiều người đến thăm viếng, các y tá và nhà tư vấn đến để giúp ông vượt qua tình cảnh hiện tại. Cố gắng giúp ông thích nghi về mặt tâm lý.

Ông ấy đã nói với tôi trong giờ giải lao tại một trong các buổi hội thảo của tôi như sau "Tôi ngày càng muốn điên tiết lên với những người đó. Họ luôn bảo tôi hãy cố thích nghi với việc phải bất động. Đó là điều cuối cùng tôi muốn. Tôi biết mình cần để tâm trí tập trung vào điều tôi muốn - là đi lại được".

Dong đã tin nếu ông ta tập trung vào điều ông muốn, thay vì điều ông không muốn, thì ông sẽ nghĩ ra cách để đạt điều mong muốn.

"Cuối cùng tôi phải nói với họ rằng người kế tiếp mà họ gửi đến để khuyên tôi cố gắng thích nghi với sự bất động sẽ có dịp tự họ thích nghi với sự bất động của chính họ".

Dong Grant không những chỉ đứng dậy và đi lại được, mà ông còn đoạt huy chương vàng vô địch thế giới về cử tạ.

Ông ấy nói "Sau tai nạn đó, tôi đã xem sức khỏe và thể hình là niềm đam mê và nỗi ám ảnh của riêng tôi". Ông ấy đã thắng được 'bi kịch' đời mình. Ông đã tự cải tạo mình thành người làm chủ. Những người làm chủ luôn xem mọi người, mọi vật là thầy dạy của mình.

Một lần vấp ngã, ta lại học được nhiều hơn.

Gần đây, Dong Grant lại có mặt trong một buổi hội thảo của tôi, và trong giờ giải lao, ông ta đã đến nhắc nhở tôi về câu chuyện này, vì tôi chưa hoàn thành công việc giải đáp thắc mắc cho một người tham dự hội thảo. Một người trẻ tuổi đã hỏi tôi về sự khác biệt trong tư duy giữa một người 'làm chủ' và một người 'nạn nhân' khi cả hai phải chịu cảnh đau đớn thật. Dong Grant có biết một số điều về đau đớn.

Dong đã chỉ rõ như sau: "Nếu bạn chỉ tập trung vào cơn đau, và chỉ nghĩ về nó thì bạn sẽ không đi tới đâu hết. Bạn phải chấp nhận hiện thực của cơn đau, và hãy tập trung hoàn toàn vào điều bạn muốn. Càng tập trung vào điều bạn muốn bao nhiêu, bạn sẽ ít chịu tác động của cơn đau bấy nhiêu".

Những người làm chủ thường tập trung vào điều họ muốn. Người nạn nhân chỉ tập trung vào điều họ sợ. Cả hai vị thế đó đều đơn thuần là những sáng tạo bên trong.

Những ngày sau tai nạn, các cô y tá và chuyên viên tâm lý cố tạo thoải mái cho Dong Grant trong một khu tiện nghi. Trong xã hội chúng ta, ai cũng nhận thức tiện nghi luôn là cái tốt tối thượng. Chúng ta thường nghe những câu sau đây trong các cuộc đàm thoại và thương thảo, "Tôi chỉ muốn một điều mà cả hai chúng ta đều cảm thấy thoải mái" và cả hai bên đều xem việc sau là một điều đương nhiên không tranh cãi, đó là việc 'tiện nghi' là một giá trị tối thượng. Nhưng thực tế ra sao?

Ngay cả một con amib (nguyên sinh đơn bào) cũng thích thử thách

Người ta luôn trông chờ lúc về hưu vì họ nghĩ đến việc sống với đầy đủ tiện nghi. Nhưng điều họ thường có được là số lần khám bác sĩ tăng, số toa thuốc điều trị tăng, đôi khi cả nỗi chán chường cũng tăng và thông thường là phải qua đời sớm. Bộ máy con người thực sự không cần tiện nghi, nó cần thử thách. Nó cần phiêu lưu.

Và ta có thể mở rộng ý tưởng này từ "bộ máy con người" sang tất cả các loài sinh vật.

Stewart Emery báo cáo về một thí nghiệm đầy kinh ngạc thực hiện ở bang California trên các con amib. Trong sách Actualizations (Thông tin cập nhật), ông cho biết cách thức lập hai bồn chứa amib để nghiên cứu các điều kiện thuận lợi nhất trong việc nuôi dưỡng các tế bào sống.

Trong một bồn, các con amib được cấp tiện nghi tối đa. Nhiệt độ, độ ẩm, mực nước và các điều kiện khác được thường xuyên điều chỉnh để tạo điều kiện tối ưu cho sự sống và sinh sản. Trong bồn kia, các con amib phải chịu cảnh va đập mạnh thường xuyên. Chúng phải chịu những thay đổi lên xuống đột ngột về mực nước, nhiệt độ, prôtêin, cũng như về tất cả những điều kiện khả dĩ khác.

Trước sự kinh ngạc của tất cả những nhà nghiên cứu, những con amib sinh sống trong điều kiện khó khăn hơn lại lớn nhanh và mạnh hơn các con sống trong vùng tiện nghi. Họ đi đến kết luận việc tạo dựng một thứ quá hoàn hảo và quá sẵn sàng có thể làm cho sinh vật hư thối và chết đi, trong khi tính đối kháng và thử thách lại đem đến sức mạnh và tạo dựng sức sống.

Điều này có thể lý giải tại sao trong thời chiến, số vụ tự tử ở Mỹ luôn luôn giảm. Và tại sao ở Đan Mạch, nơi mọi người được đảm bảo một cuộc sống thuận tiện do Nhà nước tổ chức, tỷ lệ tự tử luôn ở mức cao nhất thế giới. Không có nhiều khác biệt giữa cái chết và vùng tiện nghi. Ranh giới giữa chúng thật mong manh.

Khác biệt duy nhất giữa cuộc sống nhàm chán và nấm mồ chỉ là vài thước.

( Source : Cách làm chủ số phận bạn - Reinventing Yourself - Steve Chandler )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét