Ads 468x60px

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Chương 11 - VẺ ĐẸP CHÓNG TÀN CỦA NGỌN LỬA NHIỆT TÌNH


Từ lâu, trong xã hội chúng ta xem phấn khích là điều gây phiền toái. Chúng ta cố gắng giấu nó đi. "Lạnh" thì ở bên trong; còn phấn khích thì không.

Đây là một ví dụ. Ban đầu, Jay Leno muốn viết ký sự về cuộc đời mình như thực tế xảy ra. Anh muốn kể lại anh đã phấn khích ra sao để trở thành một ngôi sao và một diễn viên hài nổi tiếng, và cuộc đời anh đã ôm ấp bao nhiêu là mộng tưởng và đua tranh. Anh muốn nói với thế giới này rằng bất cứ ai cũng có thể thực hiện nó theo cách hiểu của riêng họ, và anh muốn gắn kết thành công của mình với hành động làm việc có mục đích, tập trung, siêng năng và chăm chỉ.

Jay Leno quá phấn khích về tính hiệu nghiệm của công thức av ừa tìm ra để đạt đến thành công, đéế mức anh muốn đặt tên cho cuốn sách tự thuật của mình là: A good dog will run till its heart explodes (Một chú chó ngoan sẽ chạy đến khi tim vỡ ra).

Nhưng những đầu óc bịp bợm đã vượt trội hơn và văn hóa thường ngày đã thắng thế. Có quá nhiều tính phấn khích thô thiển trong tựa đề Một chú chó ngoan sẽ chạy đến khi tim vỡ ra. Vì thế họ đã nói để anh đặt lại tên sách là Leathing will my chin (Cái cằm đi trước), vì ngày nay ở lứa tuổi này, người ta quan niệm việc nhạo báng một khiếm khuyết về hình thể vẫn 'nhẹ nhàng hơn' là khen tặng một niềm đam mê thành công và muốn nổi tiếng.

Do đó Jay đã không kể lại chúng ta nghe về cái bí quyết thật, không mấy êm ả, của những thành công của anh: một điều huyền diệu sẽ đến nếu ta quyết tâm vì nó. Thay vào đó, anh ta trình bày một cuốn sách tự thuật tầm thường, tự mâu thuẫn, tự nhận thức, với toàn những câu chuyện duyên dáng khiến anh trở nên nhếch nhác và bị làm nhạt nhòe mình, chỉ vì một tiếng cười. Đó không phải là anh Jay Leno thật. Anh đã nhượng bộ với bản tự thuật quá hời hợt, bởi vì công việc biết tập trung, có mục đích không hề đúng theo chính kiến. Người ta nghĩ không có lý do nào khác ngoài sự tham lam và tính vị kỷ để giải thích cho sự hăng say làm việc tốt như thế, do đó tốt nhất là hãy quên nó đi. Bạn không muốn tự làm khó mình.

Tuy nhiên, thành công của Leno là một điều đáng kính nể để chúng ta tập trung suy nghĩ. Một cách kín đáo, chúng ta yêu thích cái cách anh ta đạt đến nó. Chúng ta bắt đầu mất kiên nhẫn với lối sống hưởng thụ, phân tâm do bao nhiêu lôi cuốn hướng về tiện nghi và thoải mái đem lại. Chúng ta quá mệt mỏi với cái bàn chải răng bằng điện, và chiếc điện thoại di động "mọi lúc mọi nơi", và cái văn hóa pop bắt đầu phản ảnh điều đó: Ngày nọ, tôi đã thấy một bích chương với nội dung "Hãy gác máy điện thoại lại rồi lái xe!"

Tôi nghĩ rằng người ta cũng đã chán ngấy với câu sửa sai mang tính chất chính trị, xem hăng say làm việc là tham lam và nhiệt tình công tác là vị kỷ. Tôi tin rằng chúng ta vẫn âm thầm mong mọi nhiệt tình. Đó là lý do tại sao lòng nhiệt tình đang trong quá trình trở lại thật vinh quang.

Người ta đi xem các phim như Jerry Maguire bởi vì khi diễn viên Cuba Gooding, Jr., vừa nhảy quanh vừa la lên "Đưa tiền tôi xem, đưa tiền tôi xem", anh ta đang biểu lộ sự phấn khích đơn thuần, và chúng ta đã kín đáo yêu thích điều đó. Điều khiến câu nói trên trở nên nổi tiếng một cách khó chịu là vì có người đã biểu lộ sự phấn khích không chút ngượng ngùng đối với một thứ mà thông thường người ta vẫn 'vô cảm': tiền.

Trong phim My best Friend's Wedding (Đám cưới của người bạn tôi yêu quý nhất) do Julia Roberts thủ diễn, tất cả mọi người ngồi quanh một chiếc bàn đồng thanh hát lên "Tôi đang cầu nguyện cho bạn" với tất cả niềm phấn khích khiến cả khán phòng như bị lấn át. Một số trong chúng tôi mắt đã rớm lệ.

Trong kiệt tác hoa mỹ That thing you do (Việc ấy anh làm) của Tom Hanks, cảnh siêu việt đã xảy ra khi các chú nhóc trong ban nhạc rock nghe bài hát của chúng được phát thanh lần đầu. Sự phấn khích không kiềm chế được khiến chúng chạy dọc theo các phố và quanh các cửa hàng, vừa nhảy vừa la hét một cách sung sướng, đã khiến cả bộ phim trở nên hoành tráng.

Tính chất vai diễn của Leonardo DiCaprio trong phim Titanic là một sự nhập thân của ý niệm phấn khích. Tình yêu cuộc sống của anh vượt lên trên hiểm nguy và cả chết chóc. Tình yêu đó đã làm thay đổi cả cuộc đời. Đó là bí ẩn bên trong phim Titanic, điều khiến âm nhạc trở nên thật tuyệt vời và làm rung động cả nhân loại. Chúng ta thích nhìn thấy chứng cứ về trái tim luôn thổn thức.

Phấn khích là niềm đam mê thầm kín trong ta.

Người ta nghe Dick Vitale nói, không phải vì những điều anh biết về bóng rổ trường học, mà vì những cảm xúc đầy phấn khích của anh về nó.

Bây giờ chúng ta thường ra khỏi nhà để đến rạp hát xem điều khiếm khuyết nhiều nhất trong cuộc sống chúng ta: sự phấn khích. Tom Hanks trong phim The Terminal (Ga cuối) đã truyền cảm hứng đến tất cả mọi người bằng một niềm đam mê cuộc sống thật ngây thơ.

Chắc bạn đã nhận thấy những cảnh cảm động và đáng nhớ nhất trong phim những năm gần đây hầu như đều liên quan đến việc con người bỏ đi thân phận và biểu lộ tinh thần chân chất. Chúng ta đã tiêu tiền đúng để xem những cảnh trên vì nhờ đó, chúng ta biết chính xác mình cần phải có thêm gì nữa trong cuộc sống riêng.

Thi sĩ xứ Wales Dylan Thomas đã thúc giục người cha đang hấp hối tìm cho được sự phấn khích vì cuộc sống khi ông nói "Xin Cha đừng quá khoan thai đi vào đêm tối yên bình đó, mà hãy điên tiết lên khi thấy ánh sáng sắp lụi tàn".

Từ phấn khích (ethusiasm) gốc từ chữ Hy Lạp en theos, có nghĩa là "Thượng đế bên trong". Được gắn kết với phần đó của mình là kinh nghiệm đáng quý nhất mà ta có được.

Hãy cất lên tiếng "Vâng! Có!"

Cảm giác phấn khích luôn là kết quả của một nỗ lực nội tại mà bạn đã thực hiện, dù bạn có nhận thức được nó hay không. Đó là kết quả của một điều bạn đã tạo ra, thông qua chuyển động và cử động, kể cả khi cử động chỉ có trong tinh thần bạn.

Cái cảm giác "Vâng!" bạn có được khi trở nên hăng hái là kết quả của việc di chuyển lên một bậc cao hơn về tinh thần và trí tưởng tượng, và sự nhận thức bạn đã tự vận động đến đó. Giống như con bướm cố xuyên qua cái kén, giống như Rocky chạy băng qua các con phố Philadelphia trong cơn mưa buổi sáng. Chủ đề âm nhạc thường nghe thấy trong phim Rocky đã trở thành một phần của của lịch sử đất nước chúng ta vì nó liên quan đến nỗ lực. Rocky không nói về chiến thắng. Bản thân Rocky cũng không hề thắng trận. Nó liên quan đến một điều còn gây ấn tượng mạnh hơn cả thế nữa.

Biết được cách để có được tinh thần đã là thắng ba phần tư của cuộc chiến: thấy nó, biết nó, thực hiện nó, và luôn trau dồi nó.

Trong đời tôi, từ rất sớm tôi đã phải đối mặt với nhiều vấn đề khi thoát khỏi lối suy nghĩ "nạn nhân" để bước sang cách "làm chủ", bởi vì đơn giản tôi không biết tôi sẽ thực hiện được tới đâu. Tôi cứ nghĩ mình đang mắc bẫy. Chiếc bẫy rất êm, nhưng nó vẫn có mùi của một cái bẫy. Trong bẫy, vọng lại tiếng nói êm dịu của nạn nhân: "Rồi sao, bạn có thể làm được gì nào? Bạn không thể làm được gì cả." Nhưng vẫn có rất nhiều điều tôi đã có thể làm. Tôi đã không thấy chúng, chỉ vậy thôi.

Để tự chứng tỏ bạn luôn có thể làm được một điều gì đó, bạn hãy thực hiện thí nghiệm sau: Lấy ra một tờ giấy sạch, có kẻ dòng. Ở đầu trang, hãy liệt kê ra một vấn đề hiện tại của bạn, một tình huống nào đó mà bạn mong muốn mình đừng gặp phải, một tình huống đang xấu đi mà bạn đã suy nghĩ rất nhiều nhưng vẫn chưa biết phải làm gì. Tôi đang chỉ cho bạn thấy là tinh thần bạn có biết.

Bây giờ, phía dưới của vấn đề, hãy viết câu sau "Năm việc nhỏ mà tôi có thể làm trong ngày hôm nay" Rồi bạn đánh thứ tự từ 1 đến 5 trên trang giấy, nhớ chừa chỗ phía dưới mỗi chữ số để viết các ý tưởng của bạn. Bạn không được đứng dậy khi chưa viết ra hết năm công việc đó. Hãy cố vắt óc mà viết ra cho được một điều gì đó.

Sau khi viết được năm ý tưởng, bạn phải luôn giữ tờ giấy đó bên mình suốt ngày và không được đi ngủ khi chưa làm xong hết cả năm công việc đó. Hãy nhớ đó là những việc nhỏ mà bạn có thể làm.

Hoàn thành xong, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mình đã có thể thay đổi đến mức độ nào bản chất vấn đề của mình. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể giải quyết dứt điểm nó. Trong những trường hợp khác, bạn sẽ thấy trong đầu mình, nó không còn là một vấn đề nữa mà thay vào đó một dự án mới. Một công việc đang tiến triển.

Bạn hãy làm một vài lần như thế rồi bạn sẽ hiểu Thomas Jefferson muốn nói gì qua câu "Càng làm nhiều thì càng có thể làm nhiều điều hơn".

Tại sao vậy? Bởi vì bạn đã tự cải tạo mình từ vị thế 'nạn nhân' sang 'làm chủ'. Bạn đã là nạn nhân của một vấn đề lớn, mù mịt và hỗn độn. Rồi bạn trở thành người chủ của một dự án do chính bạn đề ra. Khi bạn liệt kê ra năm điều nhỏ bạn có thể làm, bạn đã chuyển cái vấn đề đó thành sở hữu trí tuệ của mình rồi đó.

( Source : Cách làm chủ số phận bạn - Reinventing Yourself - Steve Chandler )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét