Đừng bó buộc mình với bất cứ điều gì. Tất cả những chịu đựng và đau khổ đều có cùng nguyên nhân – sự khư khư giữ lấy!
Cũng giống như con chim non phải dũng cảm lắm mới thả nhánh cây ra để bay đi, chúng ta cũng cần phải rời khỏi “những nhánh cây” của mình nếu chúng ta muốn biết được niềm sung sướng của việc bay vút lên đến tiềm năng cao nhất của mình. “Những nhánh cây” mà chúng ta bám vào đó là những điều ta vẫn khư khư giữ lấy ở bên trong (suy nghĩ, ký ức, niềm tin…) và bên ngoài con người chúng ta (đồ vật, địa vị, con người, nơi chốn…). Thói quen thông thường nhất được hình thành trong đời mỗi người đó là trở nên gắn bó, rồi phụ thuộc vào điều gì đó hay ai đó để có được hạnh phúc, bình an và sự mãn nguyện. Đây là lý do khiến chúng ta phải gánh chịu đau khổ. Chắc chắn một điều rằng cho đến khi còn muốn giữ chặt bất kỳ điều gì, chúng ta sẽ còn sống trong sợ hãi – sợ sự mất mát, hư hại những gì mà chúng ta đang cố giữ lấy – và do đó chúng ta sẽ không bao giờ có được tự do. Hãy nhìn vào những con chim kia: bằng cách bỏ qua một nhành cây, chúng có thể dành phần còn lại của cuộc đời mình để đậu xuống hàng triệu cành cây khác và thưởng ngoạn cảnh đẹp ở mọi nơi. Bạn có đang bay lên và ngày càng bay cao hơn trong cuộc đời mình không, hay là bạn đang mắt kẹt trên một cành cây nào đó? Chẳng hạn như việc đổ lỗi cho người khác, cho rằng họ là nguyên nhân gây ra bất hạnh và đau khổ, cũng là một “nhánh cây” gai góc mà nhiều người vướng phải, khiến họ không thể bay về tương lai tươi sáng và thanh thảng mà cứ mãi lận đận và khổ sở vì quá khứ. Hãy bỏ qua và tiếp tục bay đi!
Nhưng làm sao có thể buông bỏ được! Bạn hãy để ý mà xem, mọi thứ trong cuộc sống cứ đến rồi đi. Những gì bạn có vào lúc này trong cuộc sống hôm nay là để bạn sử dụng cho mục đích của mình chứ không phải để bạn khư khư ôm giữ chúng. Nếu như bạn cứ cố nắm giữ, tâm trí bạn sẽ sinh ra nỗi sợ. Mà bạn đã biết rằng, nỗi sợ hãi chính là stress, chính là sự đau đớn. Chúng ta từng được học một cách sai lầm rằng sợ hãi là một cảm xúc tốt, lành mạnh và cần thiết cho việc sinh tồn, vì vậy chúng ta không quan tâm, thậm chí không muốn giải thoát mình ra khỏi nỗi sợ. Rốt cuộc, sự sợ hãi giết chết cả người tạo ra nó – là chính chúng ta! Điều này giải thích vì sao hầu hết các căn bệnh đều có liên quan đến một yếu tố thuộc về thần kinh – và nỗi sợ hãi chính là nguyên nhân của yếu tố đó!
Tất cả những gì bạn phải làm là nhớ hai điều: Thứ nhất, bạn là một tâm hồn và không thể sỡ hữu bất kỳ điều gì. Thứ hai, nếu bạn không buông bỏ, chẳng điều gì mới có thể xuất hiện. Nếu như nước cũ không tràn ra khỏi ly thì không có chỗ cho nước sạch chảy vào; bạn càng buông bỏ nhiều, thì càng có nhiều người, nhiều cơ hội và ý tưởng đến với bạn!
Nhưng chúng ta sẽ bắt đầu như thế nào? Hãy viết ra tất cả những điều kiện hiện vẫn đang gắn chặt lấy bạn - cả bên trong (suy nghĩ, ký ức, niềm tin…) và bên ngoài (đồ vật, con người, nơi chốn, địa vị…). Mỗi lần, hãy chọn lấy một điều và tự hỏi xem cuộc sống sẽ như thế nào khi không có chúng, diễn lại cuộc đời bạn mà không có chúng, trở nên quen với cuộc sống khi không có chúng. Khi thực hiện được điều này thì tuy chúng vẫn còn đó nhưng bạn sẽ không còn nắm giữ quá chặt, và nhờ vậy, nỗi sợ hãi sẽ không còn. “Sự buông bỏ” không làm giảm sút địa vị, tiền lương hay làm bớt đi những mục tiêu trong cuộc sống của bạn. Chúng vẫnhiều còn và vẫn quan trọng, nhưng mối quan hệ mới của bạn với những điều đó làm cho bạn được tự do. Điều này cũng có nghĩa là bạn đang được học nghệ thuật giá trị nhất ở tất cả các trường khai sáng tinh thần – đó là sự tách rời.
( Source : 7 Aha ! Khơi sáng tinh thần và giải tỏa stress
- Mike George )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét