Tới đây, có lẽ bạn tự hỏi điều gì khiến một người lại có thể ngoan cường, bền bỉ còn người kia lại không? Mặc dù không có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này nhưng tôi có thể nói rằng nó phụ thuộc vào môi trường nơi bạn sinh ta và lớn lên: môi trường dạy dỗ.
Một doanh nhân từng trải giải thích như sau: “Niềm đam mê học hỏi và ý chí muốn vượt trội tạo nên tính cách mạnh mẽ và sắc sảo.”
Đúng là có một số doanh nhân sinh ra là để trở thành doanh nhân. Bản năng kinh doanh là một phần trong con người họ. Nhưng đó là trường hợp ngoại lệ. Những trường hợp bình thường là sản phẩm của môi trường cá nhân và nghề nghiệp. Thường là những trường hợp của những người mà cuộc sống vốn có ít nhiều khó khăn, ví dụ như mối quan hệ khó khăn với cha mẹ, bạn đồng trang lứa, giáo viên hoặc có tuổi thơ nghèo khó, hay phải đi làm để trang trải học phí đại học. Những người thường gặp khó khăn và quen trải qua nghịch cảnh và thất vọng. Sự gian khổ giúp tôi luyện tính cách và đem lại khả năng chịu đòn và đánh trả. Họ là những con người lạc quan và không dễ bị hăm dọa.
Một người khác có ý kiến: “Doanh nhân là sản phẩm của bẩm sinh lẫn sự dưỡng dục. Trong cả 2 trường hợp, sự nuôi dưỡng đều rất quan trọng. Một người có cha mẹ là chủ tiệm tạp hóa nhỏ sẽ dễ dàng trở thành doanh nhân hơn là con trai của một tổng giám đốc tập đoàn đa quốc gia. Người thứ nhất được nôi dưỡng với triết lý phải tự biết kiếm sống, phải làm việc để có cái mình muốn và không bao giờ có cái gọi là cho không, biếu không”
Vậy nếu bạn không sinh ra trong môi trường như thế thì sao? Nếu vậy, bạn có lẽ phải tự rèn luyện tính kiên cường và tinh thần hy sinh. Bạn =không cần phải nhảy bào kinh doanh mới làm được điều đó. Hãy lên mục tiêu, ví dụ như học ngoại ngữ, nhạc cụ hay học võ. Hãy lên kế hoạch và với nỗ lực nghiêm túc bạn sẽ hành động để đạt được mục tiêu. Trong suốt quá trình học đó, bạn khám phá được khả
năng chịu đựng của mình, và quan trọng hơn là sự thoải mái cùng cực khi đạt được mục tiêu mình đặt ra.
Hãy tự hỏi mình có khả năng đối mặt với ngịch cảnh. Nếu không có bạn nên kết tập xung quanh mình những người có khả năng đó bởi vì đặc điểm này cũng quan trọng như việc làm thế nào để bắt đầu kinh doanh.
Sự dũng cảm đương đầu với khó khăn: một số người sinh ra đã có nó, nhưng số khác thì phải rèn luyện và phát triển. Điều này quan trọng như thế nào? Mặc dù chỉ đoán chừng nhưng tôi không nghĩ mình nói quá khi cho rằng 50% số doanh nhân không rèn luyện được tính đó là do họ thiếu tinh thần chiến đấu.
Một vài người thầy cuộc sống thật đáng chán, nhưng chắc chắn họ không phải là những người có bản lãnh của tinh thần doanh nhân.
TÓM TẮT
- Rõ ràng kết quả không bao giờ giống như ta mong đợi và điều này rõ ràng sẽ gây ra nhiều vấn đề.
- Thực vậy, con đường của một doanh nhân luôn đầy rẫy những khó khăn và sai lầm – điều này thậm chí còn làm cho bạn phải xác định lại con đường kinh doanh của mình.
- Sự dũng cảm cho bạn sức mạnh đương đầu với nghịch cảnh, sai lầm và hơn thế nữa.
- Trở thành một “chiến binh” có thể giúp bạn trở thành một doanh nhân cho dù bạn không có năng khiếu bẩm sinh hoặc được giáo dục thành.
- Nếu thiếu tính cách của một doanh nhân bạn có thể bù đắp bằng tinh thần hy sinh, hay bạn có thể phát triển nó.
NHÂN TỐ THẤT BẠI CHÍNH THỨ 3
Không phải là một “chiến binh”, thiếu tố chất cạnh tranh.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét