Ads 468x60px

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

NHỮNG LÝ DO CHUNG CỦA SỰ ĐỔ VỠ


Bất đồng thì có nhiều kiểu nhưng chung nhất vẫn là vấn đề ai làm nhiều nhất. Trong giai đoạn đầu mới lên kế hoạch kinh doanh, chẳng ai quan tâm đến người này làm nhiều hơn người kia. Chẳng ai nghĩ đến điều đó ! Thật vớ vẩn ! Ai thèm đi quan tâm người nào bán hàng, miễn hàng đã bán được rồi? Tất cả chỉ là làm sao cho mọi thứ tiến triển tốt. Nhưng rồi chẳng chóng thì chày, sự sôi nổi ấy cũng xẹp đi. Từng người một bí mật tình toàn xem anh ta có kiếm tiền nhiều hơn cộng sự hay không. Và thậm chí khi một phần số tiền được đem ra chia có người bán được hàng, thì vẫn còn một phần khác được chia đều nhau hoặc chia thành những phần tương ứng giữa các cộng sự: nói cách khác, chia lợi nhuận mà một người (chứ không phải người khác) kiếm được. Hôm nay nó là công việc của bạn, ngày mai sẽ là của tôi. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu như nó gần như ngày nào cũng là của tôi? Tôi bắt đầu thấy túi mình rục rịch. Tôi bắt đầu tính xem liệu mình sẽ kiếm được bao nhiêu nếu không phải chia sẻ số tiền kiếm được đó.

Tự nhiên tôi cảm thấy bực bội và chia sẻ cảm giác này với một người có ý nghĩa với tôi. Sai lầm lớn ! Kể từ ngày đó trở đi anh ta/cô ta trở thành người luôn thích thúc đẩy tranh luận bằng cách mỗi thứ Sáu lại hỏi, “ Tuần này anh có bán hàng nhiều hơn các cộng sự không?” Những tranh giành trong công việc ngấm ngầm làm rối tung nội bộ, và, trước khi chứng ta kịp nhận ra, cặp đôi đó đã trở thành một giám đốc vô hình luôn họp mặt bí mật ở phòng ăn để thuyết phục nhau rằng, giải pháp tốt nhất là chỉ làm việc một mình thôi.

Loại mâu thuẩn thứ 2 tập trung vào khả năng hiểu quả của công việc. Mọi người thường có xu hướng cho rằng cộng sự hay đồng nghiệp của mình làm việc quá chậm hay quá tỉ mỉ. “Xem kìa, anh ta lại tốn thời gian cho vấn đề này hay khách hàng này nữa rồi, chẳng đáng làm. Mặc cho tôi nói rã giọng nhưng anh ta chẳng thèm nghe. Anh ta là vậy đấy, tôi phải làm gì bây giờ?”

Đó là một quy luật bất di bất dịch. “Không ai làm tốt hơn tôi – tôi làm việc nhanh nhẹn và hiệu quả. Nhưng cộng sự của tôi thì làm việc quá chậm.” Hay “Tôi trông có vẻ chậm nhưng thực ra tôi điểm tĩnh, chính xác và chắc chắn còn cộng sự của tôi? Trông cô ta nhanh nhẹn đấy nhưng thực chất làm việc không hiệu quả vì phải làm lại từ đầu.”

Lý do thứ 3 của sự bất đồng lại đơn giản nằm ở “phong cách”. Phong cách chuyên nghiệp. Phong cách ăn mặc. Nên bỏ bao nhiêu để trang trí văn phòng? Nên cư xử với khách hàng ra sao? Caravat hay không? Áo vest hay không? Những điều nghe thật tủn mủn nhưng thật ra không nhỏ tí nào. Chúng ta biết rằng vẻ bề ngoài thể hiện thành công hay thất bại. Và chắc chắn chúng ta không muốn có một phong cách không đồng điệu với điều chúng ta muốn thể hiện bên ngoài như là người chuyên nghiệp.

Lý do thứ 4 và cũng là lý do chết người nhất – sự không tin tưởng. Nghi ngờ là tên sát nhân thực sự. “Có phải người cộng sự đang kinh doanh việc khác sau lưng mình không?” “Anh ta làm gì khi không có mặt ở đây nhỉ?” “Tại sao anh ta không nhắc gì đến vụ chuyển khoản ngân hàng đó?”…Những nghi ngờ kiểu như vậy như liều thuốc độc đối với các mối quan hệ chuyên nghiệp – vốn luôn được đặt trên nền tảng tin tưởng tuyệt đối.

Và cuối cùng, đó là thời gian trôi qua – một phần của cuộc đời. Hôm nay chúng ta có thể bằng lòng với mọi vấn đề nhưng 5 năm sau thì sao? Một cộng sự vẫn sồng để làm việc. nhưng một người khác thì lại quyết định chỉ làm việc để mà sống. Người thứ 3 thì gặp một vài người rất tuyệt nếu mời họ hợp tác, nếu 2 người kia cũng đồng ý. Những mục tiêu cá nhân và quyết định cả đời luôn luôn kết thúc bằng việc gây ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh. Đây không phải là một vấn đề của ý định không tốt mà vì cuộc sống vốn là thế.

Như người bạn trong lĩnh vực thiết bị nha khoa đúc kết, “Theo thời gian và hoàn cảnh rất khó để giữ được những nhân tố gắn kết các cộng sự với nhau: nhiệt huyết, tham vọng, ý tưởng kinh doanh, những mục tiêu cảm xúc và tài chính.”

Một trong những vấn đề thường gặp khi một cộng sự mong muốn thay đổi, anh ta thường có xu hướng che giấu, không phải anh muốn lừa dối mà chỉ vì không muốn làm các đồng nghiệp thất vọng. Và đó chính là mấu chốt của vấn đề: anh ta đang tự lừa dối mình. Một trò chơi đấu trí giữa các cộng sự xảy ra: mọi người đều nghĩ tất cả mọi người đều nhìn về một hướng; nhưng thực tế có một người đã quay đầu và nhìn về hướng ngược lại. Chẳng bao lâu sau, những người khác nhìn lại và chợt nhận ra họ đã mất một người. Điều đầu tiên là ngạc nhiên, tiếp theo là lúng túng và cuối cùng là cảm giác lừa dối. “Tại sao anh không cho chúng tôi biết anh muốn tách ra? Nếu biết trước, vấn đề sẽ được giải quyết khác đi rồi.”

Một trong những hạnh phúc của việc trở thành doanh nhân là sự tự do có được trong việc dành hết tâm huyết cho những thứ giúp phát huy hết năng lực bản thân và trên tất cả, là cơ hội thử thách những cái mới phía trước. Những bậc ưu tiên trong cuộc đời một số người thay đổi theo tuổi tác. Và bây giờ, khi đã có được sự độc lập, thì thật đáng tiếc, vì quan hệ cộng tác mà bạn không thể chuyển hướng cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp theo hướng bạn muốn. Bạn cần phải cho mình, và cho những cộng sự, sự tự do thay đổi. Đó là lý do tại sao việc tạo ra những thỏa thuận về việc chia tay hết sức quan trọng. Lý do cho những bất đồng là vô tận – đủ để liệt kê hết những trang trong quyển sách này – đấy là lý do tại sao bân phải hiểu thật rõ những luật lệ và điều kiện của mối cộng tác chuyên nghiệp đã được nói đến trong chương trước.

( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ dám làm - Fernando Trias De Bes )

0 nhận xét:

Đăng nhận xét