Ý tưởng kinh doanh không là động cơ duy nhất mà những doanh nhân, rồi sẽ thất bại, dùng để biện hộ cho cuộc phiêu lưu kinh doanh của mình. Dưới đây là danh sách những động cơ phổ biến khác.
1. Thất nghiệp và cảm giác cần phải tiến tới.
2. Ghét sếp hay công ty bạn đang làm.
3. Không muốn lệ thuộc vào bất kỳ người sếp nào (ghét bị sai bảo làm gì).
4. Mong muốn sự cân bằng giữa cuộc sống nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
5. Tự do trong công việc lựa chọn giờ giấc làm việc và ngày nghỉ.
6. Kiếm được nhiều tiền hơn làm công.
7. Mong muốn lấy lại những tài sản gia đình đã mất.
8. Chứng minh với người khác (đặc biệt với ba mẹ) hoặc tự chứng minh mình.
9. Làm giàu và kiếm tiền nhanh.
10. Cống hiến hết mình cho những điều bạn thích – điều mà trở nên vô vọng nếu bạn không phải là kinh doanh.
Có thể bạn sẽ nhận thấy lý do của mình (một phần hay hoàn toàn ) nằm trong vài lý do trên, cái mà tôi gọi “ những động cơ không thích đáng của doanh nhân”.
Động cơ từ 1 - 5 trong danh sách trên thực ra là những mong muốn thoát khỏi tình huống cá nhân và nghề nghiệp căng thẳng và không hài lòng. Những người này mong mỏi một sự thay đổi trong cuộc sống mà họ không điều khiển được. Đó là lý do tôi gọi chúng là “những động cơ không thích đáng” – thật tiếc nếu bạn thấy mình trong tình trạng này. Tôi rất tiếc đây là tình huống của bạn. Nhưng trở thành doanh nhân không phải là giải pháp thực sự cho những vấn đề này.
Động cơ từ 6 -10 cũng không thích đáng, nhưng có lẽ ít hơn so với 7 cái đầu, song vẫn không vững chắc và hợp lý cho những ai muốn trở thành doanh nhân thực thụ. Tại sao? Động cơ thúc đẩy một doanh nhân phải liên quan trực tiếp đến khả năng thành công của anh ta. Nói cách khác, một động cơ không thích đáng, như một trong những lý do trong danh sách trên, thường là những nhân tố thất bại chính.
Một người bạn doanh nhân chia sẻ với tôi, “không có lý do gì khởi nghiệp kinh doanh dựa vào hội chứng chiều Chủ nhật”. Một người khác lại nói “Nếu anh bị thôi thúc bởi những tình huống, anh chỉ là doanh nhân chơi trò may rủi. Anh sẽ thấy nhiều câu chuyện kinh khủng về thất bại và những giấc mơ tan vỡ. Nhưng dù sao anh cũng phải học hỏi”.
Một doanh nhân thành công chia sẻ với tôi về việc nhờ có động cơ đúng ông đã đạt được thành công ngay từ khi mới bắt tay vào kinh doanh. “Đừng cố gắng thoát ra khỏi vấn đề của mình, trong nhiều trường hợp, thường báo trước thất bại. Tôi đã kinh doanh nhiều ngành dựa trên những động cơ khác nhau. Lúc kinh doanh nhà xuất bản, tôi chỉ muốn bỏ việc đang làm trước đó. Nhưng ngược lại, với công ty hiện giờ tôi không muốn trốn chạy điều gì nữa, tôi chỉ có một ước mơ và một tầm nhìn quan trọng hơn rất nhiều so với tình trạng và công iệc cá nhân”.
Bạn có là doanh nhân “chơi trò may rủi” không? Nói cách khác bạn có đang là doanh nhân thực thụ hay bạn chỉ đang thử vận may của mình?
Đừng nói với tôi về ý tưởng của bạn; đừng bám víu vào cái phao cứu hộ đó. Hãy tạm quên ý tưởng đó trong một phút và suy nghĩ, như một cá nhân tự do, về một bức tranh lớn. Điều gì khiến bạn muốn trở thành doanh nhân? Một nhà văn không thể là nhà văn chỉ vì cô ta có một câu chuyện hay; cô ta trở thành nhà văn vì cô ấy muốn được sáng tác. Điều tương tự cũng xảy ra với doanh nhân.
Bây giờ. Với những điều đã nêu trên, tôi đang sắp nói điều đi ngược lại quan điểm của mình. Tôi biết người do tình huống thúc đẩy, đã thành lập công ty riêng và cuối cùng thành công lừng lẫy. Cụ thể giám đốc điều hành ngân hàng nọ xin nghĩ hưu khi mới năm mươi tuổi. Tiền hưu trí của ông không đủ để trang trải đến cuối đời nên ông quyết định tìm một công việc mới. Nhưng không ai muốn thuê một ông già 50 tuổi. Vì thế ông thành lập công ty bất động sản và bây giờ doanh thu hàng năm của công ty hơn 15 triệu đô.
Trường hợp này không hiếm. Một trong những người tham gia phỏng vấn có một động cơ rất cảm động và cao quý.
Gia đình anh ta từng điều hành một công ty quan trọng và do khủng hoảng trong ngành, đã mất tất cả vào những năm 60. Để có tiền trả lương cho 150 nhân viên nhà máy người cha đã phải bán tất cả tài sản có được. Người con tự đặt ra cho mình nhiệm vụ phải đem lại cho cha niềm hạnh phúc, thấy những tài sản đó quay về. Điều này đã trở thành động cơ cho anh ta cho đến khi anh ta đạt được mục tiêu của mình. Người doanh nhân này dành trọn những năm cuối đời của cha để lấy lại đúng đất đai và tài sản cha đã từng bán đi để trước khi nhắm mắt ông có thể thấy được chúng.
Thậm chí trong trường hợp của mình, tôi có động cơ không thích đáng nhất. Tôi trở thành doanh nhân vì không thích thế giới của những tập đoàn đa quốc gia. Khi 27 tuổi tôi nhìn chung quanh công ty mình mà nhận ra rằng nhân viên cấp cao duy nhất trên tôi đã hơn 40 tuổi chính là ông tổng giám đốc. Tôi nhận thấy nấc thàng nghề nghiệp ở những tập đoàn kinh doanh đa quốc gia là bấp bênh và vì thế tôi khởi nghiệp kinh doanh.
Mọi thứ tiến triển tốt đẹp đối với tôi, nhưng bây giờ tôi nhận ra động cơ thành lập công ty của mình nằm trong số không thích đáng nhất.
Có khá nhiều người cũng trải qua kinh nghiệm tương tự. Những người mà, không hiểu vì sao, nhận thấy mình không còn sự lựa chọn nào khác hay không còn đường ra đã chọn trở thành doanh nhân và thành công rực rỡ. Đối với mỗi động cơ thích đáng chúng tôi liệt kê ra đều có đông số người thành công tốt đẹp.
Vậy đề cập đến những động cơ không thích đáng này làm gì?
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét