Có một lần, khi mất hết tiền bạc và gọi điện cho vợ, tôi chực khóc òa: ‘Chúng ta phá sản rồi’, ‘Chẳng còn gì trong ngân hàng nữa.’ Không chút ngập ngừng, vợ tôi nói: ‘Không đâu anh, mình còn căn nhà, mình sẽ bán nó và ra ở thuê. Anh cứ tiếp tục kinh doanh, em sẽ ráng gồng.’ Chúng tôi đã không phải bán căn nhà. Tôi đã trải qua cuộc khủng hoảng. Nhưng nếu không có sự động viên của vợ, tôi chắc đã bỏ cuộc ngay từ lúc đó rồi.”
Bây giờ vị doanh nhân đó rất thành công về mặt tài chính. Nhưng anh thừa nhận rằng lúc đó anh ta đã định bỏ cuộc. Anh không nghĩ anh có thể tiếp tục mạo hiểm sự an toàn của gia đình mình.
Cũng tương tự như sự tương quan giữa nhu cầu cá nhân và những gì công ty có thể cung cấp cho doanh nhân. Gia đình phải luôn sát cánh với doanh nhân trên mọi nẻo đường. Tất cả các thành viên trong gia đình phải sẵn sàng hy sinh: mọi người phải ý thức rằng một thành viên của gia đình đang bắt đầu kinh doanh vì lợi ích của cả nhà và, họ phải – trong một thời gian nhất định – hoặc có thể là trong một thời gian dài nếu kinh doanh không thuận lợi như tính toán, sát cánh cùng nhau trong cuộc mạo hiểm đó.
Hơn nữa, sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn ở mức gồng gánh khi gặp khó khăn tài chính. Nó còn phải bao gồm sự hỗ trợ tâm lý. Tất cả doanh nhân đều cần một chỗ dựa giúp họ đứng vững khi kinh doanh có nguy cơ sụp đổ hoặc khi họ hoàn toàn mất tinh thần.
Những hỗ trợ như vậy có thể xuất phát từ bất kỳ thành viên nào trong gia đình, theo lời một doanh nhân nọ: “Khi tôi nhảy việc, mẹ tôi buồn vô cùng. Cũng giống như những bà mẹ khác, bà sẽ rất vui nếu con trai có việc làm ổn định ở sở dân sự hoặc ở một ngân hàng lớn. Nhưng cha tôi hết sức ủng hộ tôi. Ông biết tôi là người có năng lực. Tôi vẫn nhớ lời ông nói: ‘Bây giờ là thời điểm tốt nhất. Con chưa vướng bận vợ con. Những việc con từng quyết định trong đời đều đúng. Cha muốn con biết rằng trong nhà này luôn có một chỗ dành cho con.’ Cha tôi là một người vĩ đại. Trong trường hợp bất ổn, có một ai đó hiểu và hỗ trợ bạn là một khích lệ rất lớn.”
Nếu không có sự hỗ trợ này, doanh nhân có thể cảm thấy rất cô độc, nhất là khi những thành viên khác trong gia đình lại đang phụ thuộc vào sự thành công của công ty. Hãy khoan kinh doanh riêng nếu chưa có nhiều hỗ trợ từ phía gia đình. Một nhân tố thất bại chính ở nhiều công ty là do thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình.
TÓM TẮT
- Nhu cầu tài chính của một doanh nhân, nếu không được tính toán kỹ lưỡng, có thể phá hỏng việc kinh doanh. Đa dạng hóa tài sản của mình có thể tồn tại được càng lâu càng tốt mà không phụ thuộc vào công việc kinh doanh.
- Nếu đang lên kế hoạch kinh doanh, hãy tính gộp luôn lương hiện tại của bạn và nhớ là tính dựa trên tình huống xấu nhất. Và khi tính như thế mà thấy thiếu vốn, hãy tìm nhà đầu tư.
- Đừng bắt đầu sống như Rockefeller ngay lập tức. Hãy dành thời gian cho công ty hoạt động.
- Đừng vội kinh doanh nếu không có sự hỗ trợ hoàn toàn vô điều kiện từ phía gia đình. Họ phải ý thức được những gian nan họ cũng sẽ phải đối mặt, trong những tình huống phải mất một thời gian khá lâu để việc kinh doanh bắt đầu khởi sắc.
NHÂN TỐ THẤT BẠI THỨ 11
Để như cầu gia đình và tham vọng vật chất phụ thuộc vào thành công của công ty.
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét