Tôi nhớ có lần nói chuyện với một doanh nhân vốn có khiếu doanh nhân bẩm sinh; ông đang điều hành hơn 7 doanh nghiệp với hàng trăm nhân viên và doanh thu trên 100 triệu đô la mỗi năm. Tôi thắc mắc có phải lúc nào ông cũng muốn trở thành doanh nhân không và câu trả lời là “Không, hồi nhỏ tôi chỉ muốn trở thành bác sĩ. Nhưng mỗi lần mơ đến điều đó, tôi lại không hình dung mình trong chiếc áo khoác trắng đang chữa bệnh mà thay vào đó là hình ảnh của người sáng lập và chủ sở hữu của 7 bệnh viện với một ngàn bác sĩ ”.
Trong ví dụ này ,ta thấy được đặc điểm thứ 2 của doanh nhân. Trở thành doanh nhân vừa là phương tiện vừa là mục đích. Điều này giống với những gì xảy ra trong lĩnh vực sáng tạo.
Khi các nhà khoa học hay nghệ sĩ muốn tạo ra một cái mới, thì lĩnh vực, nguyên tắc hay chuyên môn của họ vừa là công cụ vừa là mục đích. Một nhà văn muốn tìm kiếm một văn phong mới cũng dùng văn chương vừa như là công cụ vừa như là mục tiêu nhắm tới. Đây gọi là “động lực bên trong”.
Mà dưới tác động của nó, mọi mảy may cân nhắc về rủi ro đều vô nghĩa. Đơn giản là bạn khát khao điều bạn làm, thế thôi.
Đó là mong muốn hình thành trong bạn mà không đòi hỏi bất kỳ sự giải thích nào. Không cần phải hỏi liệu bạn có hạnh phúc với sự không chắc chắn này không. Trong ví dụ trên, tất cả những gì ông ta muốn là điều hành 7 bệnh viện. Có lý do gì không? Không. Nó cũng giống như khi vẽ bức chân dung, viết một quyển truyện để đời. Lý do đơn giản chỉ là: Bởi vì bạn phải làm điều đó, bởi vì bạn không có sự lựa chọn nào khác. Không nghi ngờ gì, nhu cầu làm việc, sáng tạo và phát minh chính là động cơ thúc đẩy chính của con người. Nhưng những điều đó nhắm đến mục đích gì? Mục đích của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật hư cấu, trong bối cảnh thế giới thực là gì? Tôi không thể nghĩ ra điều gì, ít nhất là theo cách thông thường.
Bạn có thể nghĩ rằng doanh nhân kinh doanh vì tiền, trở thành triệu phú, để lại danh tiếng trên thế giới, trở thành một ai đó, tạo công ăn việc làm, mang lại thịnh vượng cho thành phố của anh ta hay bất kỳ điều gì được liệt kê trong danh sách những động cơ dài lê thê. Anh ta có thể cũng muốn vài điều trong đó, nhưng một doanh nhân thực thụ không phải chỉ có thế. Thực tế là một doanh nhân, cũng giống như cách Auster đề cập đến việc sáng tác văn chương, không thể làm điều gì khác hơn.
Một doanh nhân thành đạt trong ngành bán thiết bị leo núi qua mạng hàng đầu mà tôi từng phỏng vấn cho biết: “Doanh nhân nhận biết tình huống của mình qua cảm giác trống trải bên trong, không phải anh ta không hạnh phúc. Anh ta có thể đang hạnh phúc, nhưng trong sâu thẳm, anh ta cảm thấy một nỗi trống trải cần được lấp đầy. Và cách duy nhất có thể lấp đấy chính là tạo ra những khái niệm. Chỉ với điều đó thôi, anh ta cũng đủ nhận ra mình có phải là một doanh nhân hay không.”
Để ý rằng khái niệm nhắc tới đây không khác gì nhiều so với khoảng trống bên trong thôi thúc một nghệ sĩ bắt tay sáng tác. Có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa những động cơ của doanh nhân và nghệ sĩ mà Paul Auster nhắc đến.
Một vài người được phỏng vấn khẳng định với tôi họ có thể nhận biết một doanh nhân thực thụ bởi vì “anh có thể biết đâu là người thắng cuộc qua ánh mắt và cách anh ấy nhìn bạn khi đề cập đến công việc kinh doanh mà anh ta đang gầy dựng. Và một khi công việc ấy thất bại anh ta lại bắt tay làm lại từ đầu.”
Một người khác lại nói, “tôi có thể nhận diện một doanh nhân thực thụ qua cách anh ta kể cho tôi nghe về dự án của mình, và khi tôi hỏi, ‘anh có chắc không?’, anh ta liền trả lời rằng anh ấy không mong gì hơn.”
( Source : Cẩm nang giúp thành công cho những người dám nghĩ
dám làm - Fernando Trias De Bes )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét