Ads 468x60px

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

87. ĐẶT RA GIỚI HẠN THỜI GIAN

Trong cuộc đàm phán, một bên có thể đặt ra một giới hạn thời gian cho việc đồng ý một điểm cần thoả thuận. Nhưng cần nhớ là bạn không nhất thiết phải chấp nhận một giới hạn bất kỳ nào do đối tác đưa ra. Trên thực tế, bạn cần đặt nghi vấn về mọi giới hạn của đối tác. Mặt khác bạn cũng nên bước vào bàn đàm phán với những giới hạn thời gian của bên mình. 

Ví dụ: 

Bạn trả giá một ngôi nhà. Người bán đáp lại với một mức giá cao hơn $2.000 so với giá của bạn, và cho bạn một thời hạn 24 giờ để quyết định.

Ứng phó 

Thứ nhất bạn có thể ứng phó bằng thủ thuật hỏi câu hỏi mở, để tìm hiểu tại sao người mua ấn định giới hạn thời gian. Thứ hai, bằng thủ thuật Như thế chưa được, bạn có thể cho anh ta biết là giới hạn thời gian đó là không chấp nhận được và hãy chuẩn bị bỏ đi. Cách thứ ba là dịch chuyển thời hạn cuối cùng. Hãy cho anh ta biết là bạn không thể trả lời trong vòng 24 tiếng, nhưng sẽ trả lời trong vòng 48 tiếng. Thủ thuật này sẽ cho bạn nhiều thời gian hơn để đưa ra một quyết định tốt hơn. Thứ tư, bạn có thể chỉ cần làm ngơ trước giới hạn thời gian ấy.

( Source : 101 Bí quyết đàm phán thành công - Peter B Stark – Jane Flaherty ) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét