Đương nhiên, bất cứ ai cũng đều có một ngưỡng sợ hãi đặc trưng của riêng mình, do bị ảnh hưởng bởi quá khứ, của tiềm thức và thói quen. Khi tác nhân của sự sợ hãi đến, chúng ta liền phản xạ chậm hẳn lại, có lúc quên luôn bản lĩnh vốn có của mình. Lúc đó chúng ta để ý quá nhiều đến nỗi sợ hãi, để nó chiếm lĩnh toàn bộ con người chúng ta, mà không nghĩ rằng phải khoanh nó lại để giải quyết, vượt qua như những vấn đề quen thuộc mà ta từng gặp phải.
Chúng ta có khuynh hướng phụ thuộc ngay lập tức vào nỗi sợ, sống luôn với cảm giác đó, mang theo cảm giác đó và để nó điều khiển chúng ta mà quên đi mất là ta đã từng được rèn luyện về lòng dũng cảm và hiểu biết để đương đầu với nỗi sợ hãi. Lúc ban đầu rất khó để vượt qua nỗi sợ đó, nhưng một khi chúng ta đã để ý đến quá trình của một nỗi sợ hãi tương tự đã xảy ra trong quá khứ, ta sẽ biết cách đối đầu, vượt qua trong hiện tại. Lúc đó chúng ta cần đặt xa vấn đề đó ra, phân tích và giải quyết từng bước, không để sự sợ hãi xâm chiếm toàn bộ chúng ta.
“Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là đi xuyên qua nó!”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét