1. Bạn chính là hình ảnh phản chiếu những suy nghĩ của chính bạn. Suy nghĩ của các bạn được đánh giá thông qua thái độ tích cực hay tiêu cực. Hãy nhìn lại chính mình.
Liệu bạn có phải là:
1) Một người tốt?...
2) Một người xấu?...
3) Một người khỏe mạnh?...
4) Một người bị suy nhược thần kinh?...
5) Một người giàu có?...
6) Một người nghèo khổ?...
Nếu quả như vậy thì:
1) Bạn có những suy nghĩ tốt đẹp?...
2) Suy nghĩ của bạn rất xấu xa?...
3) Suy nghĩ của bạn rất lành mạnh?...
4) Suy nghĩ của bạn đã khiến bạn như vậy?...
5) Suy nghĩ của bạn liên quan đến sự giàu có?...
6) Suy nghĩ của bạn liên quan đến sự nghèo khổ?
2. Bạn hãy lập tức lật tấm bùa vô hình từ mặt NMA (thái độ tiêu cực) sang mặt PMA (thái độ tích cực) để xóa bỏ những cảm giác, cảm xúc, đam mê, định kiến, niềm tin, thói quen... tiêu cực.
3. Khi đối mặt với một khó khăn bắt nguồn từ sự hiểu lầm người khác, bạn hãy bắt đầu tự chất vấn và tháo gỡ vấn đề từ bản thân mình.
4. Một lời nói có thể gây tranh cãi, tạo sự hiểu lầm, đem đến nỗi bất hạnh và đau khổ. Một lời nói kết hợp với thái độ tích cực hay kết hợp với thái độ tiêu cực sẽ đưa đến những hệ quả hoàn toàn trái ngược. Một lời nói có thể mang lại hòa bình hay chiến tranh, đồng thuận hay bất hòa, yêu hoặc ghét, lương thiện hay bất lương.
5. Hãy tìm hiểu ý nghĩ của người khác.
6. Món đùi ếch đã dạy vị thực khách nọ thế nào là lô-gic. Vì vậy, khi suy luận, bạn phải bảo đảm rằng mọi giả thuyết dù lớn hay nhỏ của mình đều phải chính xác.
7. Những cụm từ hạn chế, mang nhiều ý nghĩa như: luôn luôn, chỉ, không bao giờ, chẳng có gì, mọi, mọi người, không một ai, không thể, bất khả thi... cần được loại bỏ khi lập luận dựa trên giả thuyết. Bạn chỉ sử dụng chúng khi biết chắc rằng mọi giả thuyết đều đúng.
8. Tình thế bức bách, sự nghèo túng là những cụm từ đặc biệt. Liệu sự nghèo túng thúc đẩy bạn vươn lên để đạt được những thành tựu lớn lao hay sự nghèo túng khiến bạn sa vào con đường bất lương để đạt được mục đích sau cùng?
9. Định hướng suy nghĩ; kiểm soát cảm xúc; làm chủ số phận! Bạn hãy ghi nhớ và lặp lại thường xuyên những khẩu hiệu tự động viên đó.
10. Học cách phân biệt “sự thật” và điều bịa đặt. Sau đó, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa những chi tiết quan trọng và những chi tiết không quan trọng.
HÃY ĐỊNH HƯỚNG SUY NGHĨ BẰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC ĐỂ KIỂM SOÁT CẢM XÚC VÀ LÀM CHỦ SỐ PHẬN CỦA BẠN.
( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét