Do mục đích của cuốn sách là để bạn tự giúp mình và do các tác giả muốn bạn phải bắt tay vào hành động, nên chúng tôi sẽ minh họa cách chúng tôi đã làm để tạo động lực, thông qua Hệ thống Franklin–Bettger.
Chúng tôi sử dụng tấm thẻ “Lòng nhiệt tình” và câu: Để có lòng nhiệt tình, hãy HÀNH ĐỘNG nhiệt tình. Chúng tôi gọi một sinh viên lên đứng trước lớp và dạy cho cậu một bài học đơn giản nhưng hiệu quả để cậu có thể tiếp thu nhanh chóng. Đây là đoạn đối thoại đã diễn ra giữa người hướng dẫn và cậu sinh viên ấy:
Cậu muốn có lòng nhiệt tình không?
Có.
Vậy thì hãy học câu: “Để có lòng nhiệt tình, hãy hành động nhiệt tình”. Nào, cậu hãy lặp lại.
Để có lòng nhiệt tình, hãy hành động nhiệt tình.
Tốt lắm! Thế đâu là từ khóa trong câu nói này?
Hành động.
Đúng rồi. Chúng ta hãy lý giải thông điệp này và cậu sẽ học được nguyên tắc thành công trong đó. Cậu có thể liên hệ và áp dụng nguyên tắc ấy vào cuộc sống của mình.
Nếu muốn yếu ớt thì cậu sẽ làm gì?
Hành động yếu ớt.
Cậu nói đúng. Nếu muốn u sầu thì cậu sẽ làm gì?
Hành động u sầu.
Đúng! Và nếu muốn nhiệt tình thì cậu sẽ làm gì?
Để có lòng nhiệt tình, hãy hành động nhiệt tình.
Sau đó, chúng tôi nhấn mạnh rằng mọi người có thể liên hệ câu nói này vào bất kỳ đức tính đáng quý nào của con người.
Chúng ta có thể lấy công bằng làm ví dụ, và câu ghi trên tấm thẻ sẽ là: Để có sự công bằng, hãy HÀNH ĐỘNG công bằng.
( Source : Tư duy tích cực tạo thành công - Napoleon Hill - W. Clement Stone )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét